ClockThứ Bảy, 23/12/2017 14:44

6 bộ ngành đang nghĩ cách “siết” hàng xách tay

Tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng đã kích thích thị trường hàng xách tay phát triển vượt kiểm soát. Bộ Tài chính đang cùng với 4 bộ ngành và đơn vị khác đang xây dựng phương án đối phó với tình trạng này để báo cáo Thủ tướng.

Chất lượng hàng xách tay: Khó kiểm định

Cả dãy phố bán hàng xách tay ở Long Biên (Hà Nội) vừa qua bị truy quét tạm thời đóng cửa. Ảnh: LĐ

Khái niệm hàng xách tay đang được người tiêu dùng hiểu là những mặt hàng từ nước ngoài đưa vào Việt Nam qua đường hàng không dưới dạng hành lý đối với người nhập cảnh, hàng biếu tặng gửi qua đường hàng không cũng như bưu kiện chuyển phát nhanh, bưu chính. Thời gian qua, thị trường Việt Nam đã xuất hiện tình trạng kỳ lại – người tiêu dùng chuộng hàng bay hơn những mặt hàng khác bởi tâm lý sính ngoại và cho rằng đây là hàng có nguồn gốc nước ngoài, chất lượng tốt…

Theo quy định, người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu chỉ được mang theo các vật phẩm trị giá không quá 10 triệu đồng Việt Nam cùng với khoảng 1,5 lít rượu từ 20 độ trở lên hoặc 2 lít rượu có nồng độ dưới 20 hoặc 3 lít bia. Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can có dung tích lớn hơn dung tích quy định 1 lít sẽ bị đánh thuế.

Quy định về mức ưu đãi và áp thuế cũng được áp dụng đối với các mặt hàng khác như thuốc lá, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, quà tặng…

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, có thực tế là hàng hóa và hành lý ký gửi của người nhập cảnh mang theo thời gian quá khá đa dạng. Nhiều loại sản phẩm nhỏ lẻ, nhằm mục đích sử dụng cá nhân, không kinh doanh và nằm trong định mức được miễn thuế.

Có nhiều trường hợp hành khách đi cùng gia đình nên được cộng gộp định mức miễn thuế và thông quan mà không nằm trong định mức miễn thuế. Chính vì vậy, trong các năm qua, phía hải quan chỉ ghi nhận các mặt hàng vượt định mức miễn thuế như máy tính xách tay, đồng hồ, túi xách, điện thoại… chứ không phát sinh đối với các mặt hàng là mỹ phẩm, thực phẩm đồ uống…

Theo Bộ Tài chính, hiện có một số vướng mắc cũng như khó khăn trong công tác quản lý mặt hàng bay này như hành khách không khai báo đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị hàng hóa để gian lận và trốn thuế. Bên cạnh đó, số lượng hành khách nhập cảnh ngày một tăng trong khi biên chế nhân viên hải quan lượng mỏng, khối lượng công việc nhiều, thiết bị hỗ trợ kiểm tra giám sát còn thiếu nên dễ bị đối tượng là hành khách lợi dụng.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị liên bộ Công Thương, Y tế, Nông nghiệp, Khoa học Công nghệ, Công An và Ban chỉ đạo 389 quốc gia cùng vào cuộc. Ngoài việc tăng cường giám sát, nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý số, tuyên truyền cho người tiêu dùng Việt thay đổi quan điểm về hàng xách tay… cần tính đến việc sửa đổi chính sách, quy định cụ thể các mặt hàng được miễn thuế theo quy định. Đồng thời, các lực lượng chức năng, quản lý thị trường, thanh tra y tế, cơ quan công an… cần tăng cường quản lý kiểm ra và xử phạt các trường hợp hàng hóa gắn mác xách tay bày bán trên thị trường…

Trước đó, một số cơ quan báo chí trong đó có Dân trí có bài phản ánh hàng hóa xách tay là các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích chưa qua kiểm định nhưng được bày bán công khai trên thị trường với số lượng rất lớn.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 111 đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh việc hàng hóa xách tay là các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích chưa qua kiểm định nhưng được bày bán công khai trên thị trường với số lượng rất lớn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và gây thất thu ngân sách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2017, chỉ tính riêng tại “thủ phủ” xách tay phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội), đơn vị này đã kiểm tra 19 vụ, trong đó đã xử lý 17 vụ và 2 vụ còn lại đang xử lý. Phạt tiền hơn 61 triệu đồng và trị giá hàng hóa tịch thu là 144,173 triệu đồng. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

100% cửa hàng kinh doanh xăng dầu phát hành hoá đơn điện tử

Chiều 12/5, ông Phan Hùng Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh thông tin, trên địa bàn tỉnh có 124 cửa hàng bán lẻ của 50 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Hiện, tất cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.

100 cửa hàng kinh doanh xăng dầu phát hành hoá đơn điện tử
Cửa hàng xăng dầu cầu Lim liệu có găm hàng

Một vài ngày qua, khá nhiều khách hàng đến đổ xăng, dầu tại Cửa hàng xăng dầu cầu Lim đều phải quay về. Điều này dấy lên nghi vấn về hành vi găm hàng chờ tăng giá.

Cửa hàng xăng dầu cầu Lim liệu có găm hàng

TIN MỚI

Return to top