ClockThứ Hai, 03/10/2022 15:05

Phạt cả phụ huynh

TTH - “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn không thuyên giảm tình trạng học sinh đi xe phân khối lớn đến trường. Nhiều ý kiến cho rằng, cứ theo luật mà làm, phạt học sinh vi phạm đã đành và cũng nên phạt luôn chủ phương tiện giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện về độ tuổi và cấp giấy phép lái xe.

Linh hoạt trong việc quản lý học sinh sau giờ họcLiệu giá sách giáo khoa có còn giảm được nữa?

Tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh ở các trường học

Cuộc tranh cãi không đáng có đã xảy ra trong một nhóm lớp, khi có phụ huynh hồn nhiên xin cô giáo cho con nghỉ học vì cháu bị tai nạn giao thông ngay trên đường đi học về. Hỏi ra mới biết, con chị điều khiển xe máy phân khối trên 50cm3 và  do cháu tránh xe tải nên đã bổ xuống mặt đường, bị gãy chân. Thay vì được chia sẻ, cảm thông, đã có ý kiến chỉ trích ngay trong nhóm và bảo rằng, chính phụ huynh đã tiếp tay cho con vi phạm luật giao thông. Người mẹ trẻ yếu ớt biện minh, con chị mới học lớp 9 mà đã cao đến 1m7, nặng 50kg nên chị nghĩ đơn giản cho con đi xe máy để tiện đi học. Đến khi xảy ra hậu quả khôn lường chị mới thấy ân hận...

Dạo qua một số cổng trường THPT trong thành phố Huế dễ dàng thấy không ít em mặc đồng phục học sinh tự điều khiển xe máy đi học, dù các trường đã có lệnh cấm và không nhận gửi xe máy trong khuôn viên nhà trường. Nhiều hiệu trưởng ngán ngẩm lắc đầu, nhà trường thường xuyên tuyên truyền cho học sinh, và yêu cầu phụ huynh cam kết không cho con em sử dụng xe máy phân khối lớn, nhưng tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Các em đối phó bằng cách gửi xe ngoài nhà trường. Đã có những biện pháp mạnh ở các trường, như hạ bậc hạnh kiểm khi phát hiện học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng đâu lại vào đấy.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3”; “Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên” với điều kiện sức khỏe phải đảm bảo và phải có giấy phép lái xe theo quy định. Biết rõ mười mươi cho con đi xe máy phân khối lớn là sai luật, song một số gia đình vẫn cho các em sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, thậm chí còn tìm đủ mọi cách để con được “lách” luật. Chính các bậc phụ huynh thiếu quan tâm, thậm chí là dung túng, tiếp tay khi trang bị phương tiện cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên hiện nay vẫn ở mức cao.

Việc phụ huynh nuông chiều, cho con em điều khiển xe máy quá sớm sẽ tạo cho các em thói quen xấu là không tôn trọng pháp luật. Khoảng cách từ việc không đội mũ bảo hiểm đến hành vi bỏ chạy khi công an ra hiệu lệnh dừng xe, đua xe, cổ vũ đua xe gây nguy hiểm cho cộng đồng... là rất gần. Nếu muốn để con tự đi học, người lớn có thể cho con đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng. Thế nên, rất cần sự nghiêm khắc từ phía gia đình để làm giảm hệ lụy đáng tiếc về an toàn giao thông khi có sự cố xảy ra. Đây cũng là cách định hướng cho con mình về lối sống, nếp sống, cách ứng xử văn minh, tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để phụ huynh yên tâm với bữa ăn bán trú của con

Con vào lớp 1, học bán trú ở trường nên điều tôi lo lắng nhất là việc con ăn, ngủ vào buổi trưa ở trường như thế nào. Chất lượng bữa ăn có đảm bảo không. Bởi không như mầm non, con có thể đi muộn về sớm, rồi một ngày ngoài bữa ăn chính có nhiều cữ ăn phụ nên không lo con đói... Lên tiểu học, con phải xác định việc học là chính, nên muốn học tốt thì con phải ăn no, ngủ đủ giấc. Có lẽ đây cũng là lo lắng chung của phần lớn phụ huynh chứ không riêng gì bản thân tôi.

Để phụ huynh yên tâm với bữa ăn bán trú của con
Phụ huynh nên cùng giám sát bữa ăn bán trú

Mới đây, phụ huynh phản ánh trên Hue-S một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế tổ chức bữa ăn bán trú với giá 25.000 đồng/em nhưng thức ăn rất ít, không đủ chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn bán trú không đảm bảo khiến nhiều người lo ngại về quy trình giám sát chất lượng bữa ăn học đường.

Phụ huynh nên cùng giám sát bữa ăn bán trú
Đón con tan học, cần lắm ý thức của phụ huynh

Lộn xộn, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, mất an toàn cho học sinh... đó là những vấn đề vẫn đang diễn ra tại cổng trường học khi giờ tan lớp. Bên cạnh sự nỗ lực của nhà trường, cơ quan chức năng thì cũng cần sự ý thức của phụ huynh.

Đón con tan học, cần lắm ý thức của phụ huynh
Đừng để con "mất kết nối"

Ba tháng hè, nhiều phụ huynh thấy bất lực khi con suốt ngày ôm điện thoại thông minh. Nhiều chị thú nhận, họ đã từng “ngắt” kết nối với con trong thời gian dài cũng chỉ vì cả hai cứ khư khư ôm máy, sống trong thế giới ảo.

Đừng để con mất kết nối
Để nghỉ hè là… nghỉ hè

Nghỉ hè là dịp để con trẻ được xả hơi sau một năm học dài, là thời gian để con được đi chơi đây đó, được thỏa thích chơi những trò chơi yêu thích mà không phải lo lắng chuyện học hành, điểm số. Ấy vậy mà nghỉ hè chưa hẳn thực sự là kỳ nghỉ mong đợi với nhiều con trẻ…

Để nghỉ hè là… nghỉ hè

TIN MỚI

Return to top