ClockThứ Năm, 19/03/2020 06:17

Làm quen với bài học trên truyền hình

TTH.VN - Chương trình học trên truyền hình dành cho các em lớp 12 đã đi vào nề nếp, nhận được sự đồng thuận.

Học trên truyền hình hiệu quả, cần sự đồng lòngChương trình học trên sóng truyền hình bắt đầu từ 16/3Học sinh phải chủ động khi học trên sóng truyền hình

 

Học sinh theo dõi bài học trên truyền hình . 

Ghi nhận bước đầu

Từ 8h sáng hàng ngày, học sinh khối 12 đã bắt đầu ngồi vào bàn để học bài trên sóng truyền hình. Học sinh học qua truyền hình rất đơn giản, không đòi hỏi phải có máy tính, điện thoại thông minh hay phải có đường truyền kết nối internet. Các em ở vùng xa, nông thôn không có thiết bị truyền hình, các trường đã bố trí các em đến phòng thực hành tin học để học.

Nhiều trường có tỷ lệ học sinh tham gia truyền hình khoảng 70-80% nên, trước mỗi bài học, giáo viên bộ môn phải soạn sẵn những yêu cầu về nội dung bài học để các em có sự chuẩn bị. Kết thúc các tiết học, học sinh phải làm bài tập để nộp cho giáo viên. Thầy giáo Ngô Đắc Dũng, Hiệu trường Trường THPT Cao Thắng cho biết: Giáo viên  sẽ quản lý việc học bằng cách yêu cầu các em làm bài tập liên quan đến bài giảng trên sóng truyền hình để tăng sự tương tác giữa thầy và trò.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy trên truyền hình có trình độ, năng lực và kinh nghiệm giảng dạy để thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học giúp học sinh dễ hiểu. Đội ngũ giáo viên xây dựng bài giảng trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở có một hội đồng thẩm định chất lượng nội dung các bài giảng phát sóng trên truyền hình, ông Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo, thông tin. Cũng theo ông Tương, cái khó của chương trình là dạy môn tiếng Anh. Chúng tôi đã biên soạn hai chương trình riêng, tiếng Anh hệ 7 năm và 10 năm dành cho học sinh lớp 12.

Cô giáo Hoàng Vân Quỳnh, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học Huế trong tiết dạy hóa trên sóng truyền hình

Em Bùi Ngọc Mai, học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, cho biết: “ Những bài học đầu tiên vẫn đang còn ôn kiến thức cũ nên em thấy bài học nhẹ nhàng, không bị dàn trải, giáo viên giảng ngắn gọn, dễ hiểu. Học trực tiếp trên truyền hình có thể xem lại nhiều lần nên dễ nhớ”. Còn cô giáo Nguyễn Thị Vy, dạy môn sử Trường THPT Vinh Xuân (Phú Vang), cho hay: Học trên truyền hình khá hữu ích khi bài dạy được thiết kế gọn, hình ảnh và lược đồ phong phú. Tuy nhiên, trình độ của các em không đồng đều, nhiều em cho rằng bài giảng nhanh  nên chúng tôi đã hướng dẫn các em làm thêm bài tập, trả lời câu hỏi để có sự tương tác.

Bổ khuyết để hoàn thiện

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, nhược điểm khi học trên truyền hình là học sinh muốn trao đổi trực tiếp thắc mắc bài tập, giáo viên không thể giải đáp được ngay. Học sinh tiếp thu chậm sẽ rất khó khăn trong việc tự học. Giáo viên không nhìn được vướng mắc trực tiếp của học sinh trong quá trình dạy, không điều chỉnh tiến độ bài giảng, chỉ áp đặt cái logic của người dạy từ đầu đến cuối bài. Thế nên, nhiều phụ huynh lo lắng về hiệu quả tiếp thu kiến thức của con em.

Để học sinh tiếp thu bài giảng tốt trên truyền hình, nhiều trường yêu cầu giáo viên từng lớp, từng môn cùng tham dự giờ học, để sau đó hướng dẫn học sinh của mình thực hiện các yêu cầu của bài học, đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, chấm, sửa bài tập cho các em… Trong quá trình học, các em cần chủ động ghi chép, ôn luyện và phát triển những kiến thức đó thành kiến thức của mình. Giáo viên dạy lớp 12 ở các trường cũng đồng hành với các em khi hầu hết đều thành lập các nhóm lớp qua zalo để giải thích, làm rõ kiến thức ở các bài giảng trên truyền hình.

Những ngày đầu học trên sóng truyền hình vẫn còn những “hạt sạn, nhưng dù sao, trong tâm bão của dịch bệnh, chương trình dạy học trên truyền hình được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần giúp học sinh cuối cấp có thêm kênh tự học, tự ôn tập, đảm bảo kiến thức để bước vào các kỳ thi quan trọng sắp tới. Sau mỗi buổi học, Sở sẽ quan tâm tới các ý kiến phản hồi của học sinh, phụ huynh và giáo viên để hoàn thiện cả về hình thức, phương pháp và nội dung bài giảng.

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, sau khi học sinh đi học trở lại, trường hợp kiểm tra đánh giá thấy kết quả học trên truyền hình chưa đạt yêu cầu thì mỗi giáo viên, nhà trường căn cứ vào đó để dạy ôn tập lại cho học sinh, tránh việc các em bị thiệt thòi, hổng kiến thức.

                               

Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn 489/ SGDĐT-GDTrH hướng dẫn một số nội dung dạy học trên truyền hình. Theo đó, yêu cầu các trường hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, chuẩn bị bài mới trước khi đi học.

Giáo viên căn cứ kết quả thể hiện trên vở học sinh và các hình thức theo dõi online để đánh giá quá trình học tập cũng như kiểm tra việc tham gia học tập của học sinh để có giải pháp phù hợp khi học sinh trở lại trường.

Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn phân công giáo viên bộ môn giao bài tập cho học sinh, qua đó, hướng dẫn củng cố thêm cho các em.

Nhà trường hỗ trợ học sinh bằng cách phân công giáo viên bộ môn giải đáp cho học sinh những vấn đề mà học sinh chưa rõ; phân công giáo viên nắm tình hình học tập của học sinh thông qua nhiều kênh …

                                 

Bài, ảnh: Huế Thu                         

 

                                                                     

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm quen, yêu đương trên mạng: Coi chừng tiền mất, tình tiêu

Phụ nữ độc thân, đặc biệt là phụ nữ tuổi trung niên, hãy tỉnh táo, lý trí trong làm quen, yêu đương trên “cõi mạng”, tránh bị “sập bẫy”, thực chất chỉ là cái bánh vẽ mà kẻ lừa đảo đưa ra dụ dỗ. Tiền mất mà tình cũng chẳng có.

Làm quen, yêu đương trên mạng Coi chừng tiền mất, tình tiêu
Vừa học, vừa làm quen với nghiên cứu khoa học

Là một trong hai địa chỉ đào tạo học sinh (HS) chuyên tại Huế, không chỉ nhắm đến mục tiêu đào tạo học sinh học giỏi, kỹ năng sống tốt, Khối chuyên trung học phổ thông (THPT) thuộc Trường đại học Khoa học (ĐHKH) Huế có thêm một tính năng là “tập” cho các em sớm làm quen với nghiên cứu khoa học.

Vừa học, vừa làm quen với nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn học sinh tiểu học học trên Internet và truyền hình.

Sở Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai công tác dạy học trên truyền hình cho học sinh khối 5 với hai môn tiếng Việt và Toán (thời lượng 2 tiết/môn học/tuần) vào ngày 13/4. Riêng các khối còn lại, các trường sẽ dạy qua Internet trong thời gian tạm nghỉ vì dịch COVID-19.

Hướng dẫn học sinh tiểu học học trên Internet và truyền hình
KIỂM TRA VIỆC HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH CỦA HỌC SINH TẠI HƯƠNG TRÀ:
Có sự hiểu nhầm

Báo Thừa Thiên Huế tiếp nhận phản ánh của giáo viên (GV) về việc Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Hương Trà “có tin nhắn yêu cầu không hợp lý với GV trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp”.

Có sự hiểu nhầm

TIN MỚI

Return to top