ClockThứ Sáu, 21/07/2023 15:00

Dạy học gắn với di sản, văn hóa địa phương

TTH - Đổi mới chương trình, sách giáo khoa khẳng định tầm quan trọng của mục tiêu giáo dục văn hóa địa phương thông qua các môn học, đặc biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sinh động, hấp dẫn.

Sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Chú trọng phát triển Đảng trong học sinhThừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng

leftcenterrightdel
Học sinh tham quan các điểm di tích lịch sử 

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có môn học mới là giáo dục địa phương bên cạnh môn lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, hoạt động trải nghiệm. Môn giáo dục địa phương, bao gồm các nội dung về ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mỹ thuật… của địa phương được đưa vào kế hoạch giáo dục với 35 tiết/35 tuần. Đây là hình thức dạy học giàu sáng tạo, sinh động, trực quan, hấp dẫn, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, văn hiến của quê hương cho học sinh.

Khi dạy về lịch sử địa phương, các trường thường tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm tại các di tích để có cái nhìn thực tế. Nhiều trường tổ chức cho học sinh tham quan di tích, chiêm ngưỡng kỷ vật, nghe thuyết minh, kể chuyện lịch sử, tự tay làm hoa giấy Thanh Tiên… Học sinh rất hứng thú khi học thực tế ở các di tích này vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Cô Đào Thị Hường, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Hải (Phú Vang) cho biết: Chúng tôi tổ chức trải nghiệm cho học sinh đọc sách trong không gian văn hóa Huế. Các em vừa khám phá vẻ đẹp cảnh quan, môi trường cũng như các giá trị văn hóa biểu hiện trên dấu tích của thơ ca, trò chơi dân gian… Các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hằng ngày.

 Xu hướng của nhiều gia đình là muốn quan tâm nuôi dưỡng tình yêu di sản cho con từ nhỏ. Chị Nguyễn Thị Ánh, một phụ huynh có con học tiểu học ở thành phố Huế chia sẻ, dù bận rộn với công việc nhưng mình luôn thu xếp thời gian đưa hai con đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tạo cơ hội cho con được ra ngoài tiếp xúc với môi trường xung quanh, giúp con mạnh dạn, tự tin hơn. Qua những hình ảnh, những câu chuyện mà các con được tiếp xúc từ nhỏ, sẽ kích thích trí tò mò, khơi gợi mong muốn tìm hiểu, khám phá về di sản văn hóa khi các con lớn hơn.

Theo các chuyên gia về di sản, qua những trải nghiệm từ thực tế, các em tiếp thu nhiều điều bổ ích, nâng cao tinh thần tập thể, nề nếp, kỷ luật, biết quan sát thế giới xung quanh, có hiểu biết cơ bản về giá trị di tích, di sản văn hóa, rèn luyện nhiều kỹ năng... Bằng việc gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, tạo cho các em cơ hội tự khám phá, tự trải nghiệm. Thế nên, vai trò của giáo viên, đặc biệt là những người làm công tác quản lý di tích, các hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm rất quan trọng. Họ không những phải nghiên cứu di sản để tìm ra khía cạnh phù hợp với trải nghiệm của từng lứa tuổi học sinh, mà còn phải luôn trau dồi và tự làm mới cách truyền đạt, giới thiệu, làm mới chính những câu chuyện kể để dẫn dắt, gợi cảm hứng tìm hiểu cho học sinh.

Sau nhiều năm tổ chức hình thức dạy học gắn với di sản, học sinh hào hứng, ủng hộ. Tuy nhiên, để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì cần phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học. Và thực hiện hoạt động ngoại khóa chính là cách để đa dạng hóa điều đó.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top