ClockThứ Hai, 28/03/2016 16:55

Chương trình Âm sắc Việt

Tại Festival Huế 2016, Câu lạc bộ (CLB) Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân (TP Huế), các nghệ nhân, nghệ sĩ của CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi và CLB Đàn & Hát Dân ca thành phố Đà Nẵng sẽ cùng nhau kết hợp để mang đến cho du khách những tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc trưng của Việt Nam.

CLB Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân (TP Huế) là đơn vị chuyên biểu diễn Nhã nhạc cung đình, thể loại âm nhạc được Unesco công nhận là Di sản văn hóa - Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể nhân loại và Ca Huế một thể loại âm nhạc cổ truyền đặc sắc của xứ Huế, đây là hai thể loại âm nhạc mang nhiều giá trị trong hệ thống nghệ thuật truyền thống Huế. Sau 30 năm thành lập và phát triển đến nay, CLB không chỉ biểu diễn phục vụ công chúng tại địa phương mà còn nhiều chuyến lưu diễn trong nước và cả nước ngoài, nghệ thuật biểu diễn điêu luyện, tinh tế của các nghệ nhân, nghệ sĩ của CLB đã đi vào ký ức nhiều thế hệ khán giả. Chương trình biểu diễn Câu lạc bộ Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân (TP Huế) trong “Âm sắc Việt” qua các kỳ Festival Huế đã tạo nhiều ấn tượng và luôn được công chúng, du khách tìm hiểu, thưởng thức.

Trong mạch chảy văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nghệ thuật ca trù đã thể hiện trọn vẹn những nét tinh túy của một loại hình nghệ thuật dân gian bác học. Trong đó, CLB ca trù Thái Hà của dòng tộc họ Nguyễn đã có công gìn giữ những nét tinh túy của nghệ thuật ca trù đất Thăng Long xưa. Giáo phường ca trù Thái Hà lưu giữ được hơn 30 làn điệu ca trù cùng với một kho băng đĩa ca trù của các nghệ nhân nổi tiếng trong và ngoài dòng tộc, đã được sưu tầm từ năm 1927 - 1935, với nhiều làn điệu cổ, làn điệu khuôn mẫu của ca trù. Đó là di sản của dòng tộc mà ca trù Thái Hà được thừa hưởng, đây cũng là những tư liệu sống để góp phần đưa nghệ thuật ca trù trở lại với đời sống cộng đồng.

Festival Huế 2016 là lần đầu tiên các nghệ nhân, nghệ sĩ của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi cùng với CLB Đàn & Hát Dân Ca thành phố Đà Nẵng tham gia biểu diễn, góp phần đưa nghệ thuật truyền thống miền Trung gần hơn với khán giả. Bài Chòi là một hình thái nghệ thuật trình diễn dân gian sinh động mang bản sắc riêng với sự kết hợp khéo léo cả thơ, nhạc, hát, diễn xuất, ứng tác, y phục, mỹ thuật, thể hiện tính đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của cộng đồng cư dân miền Trung. Hình thức diễn xướng phong phú, mang đậm nét truyền thống của dân tộc, nghệ thuật trình diễn Bài Chòi được kế tục qua nhiều thế hệ trong sự tiếp nối dòng chảy văn hóa về phương Nam của người Việt. 

Theo Trung tâm Festival Huê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế 2018 sẽ diễn ra trong 6 ngày, đêm

Chiều 1/9, UBND tỉnh tổ chức tổng kết Festival Huế 2016. Các ông: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Festival Huế 2018 sẽ diễn ra trong 6 ngày, đêm
Thân thuộc

Là tôi muốn nói về điều mình đã bắt gặp hôm ấy, trong một ngày nắng ở làng cổ Phước Tích. Đó là những ngày đầu tiên của Festival Huế 2016.

Thân thuộc
Hào hứng nhập cuộc

“Bước chân ra ngõ là gặp hội”, không khí ấy khiến Huế rộn ràng suốt mấy ngày qua và người dân cũng không còn thờ ơ với festival như những kỳ đầu. Họ đã nhập cuộc một cách hào hứng.

Hào hứng nhập cuộc
Festival Huế và hơn thế nữa

Festival Huế 2016 đã kết thúc, trong những ngày diễn ra lễ hội, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ công chúng. Thừa Thiên Huế Cuối tuần số này xin giới thiệu góc nhìn về Festival Huế của bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một doanh nhân thành đạt gắn bó với Huế.

Festival Huế và hơn thế nữa

TIN MỚI

Return to top