ClockThứ Tư, 04/12/2013 17:23

Trao giấy chứng nhận cho học viên khóa đào tạo kỹ thuật bảo tồn, trùng tu Di sản văn hóa

TTH.VN - Khóa đào tạo do Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam tài trợ

Sáng 4/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế (TTBTDTCĐH) tổ chức lễ bế giảng khóa đào tạo kỹ thuật bảo tồn trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình- lăng Tự Đức thuộc di sản Huế” và cấp giấy chứng nhận cho 24 học viên là những kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sĩ, chuyên viên bảo tàng...  đang trực tiếp tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.


Trao giấy chứng nhận cho các học viên tham gia khóa đào tạo

 

Sau 4 tháng tham gia đào tạo dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của các chuyên gia bảo tồn đến từ Ba Lan, các học viên đã hoàn thành các chuyên đề đào tạo chính liên quan đến phương pháp bảo tồn các di tích bằng ngói, gạch và vữa truyền thống. Trong quá trình đào tạo, các học viên đã thực hành trực tiếp việc bảo tồn, trùng tu một số hạng mục tại di tích Bi Đình cùng với các chuyên gia Ba Lan như phục hồi hoàn chỉnh phần họa tiết trang trí và rồng đắp nổi, vá trám các vết nứt ở các vòm và tu sửa một mảng nền gạch Bát Tràng theo phương pháp truyền thống, xử lý các loại rêu mốc xâm thực công trình...
Qua khóa đào tạo này, các học viên có thêm kỹ năng xử lý các loại hư hại khác nhau trên di tích bằng phương pháp phù hợp để bảo tồn, tu bổ công trình, đúc rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo, góp phần khôi phục diện mạo trang trọng và cổ kính cho công trình nhà bia, phát huy giá trị của di tích và phát triển bền vững du lịch tại địa phương. Chương trình này cũng góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Ba Lan trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.
Tin, ảnh: M.Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top