ClockThứ Năm, 26/09/2013 06:54

Sách quý ngự y triều Nguyễn

TTH - Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn vừa trao tặng Thư viện Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa 38 đề mục sách gồm 94 tập sách Đông y. Những tài liệu Đông y quý hiếm này là di sản của Thượng thư triều Nguyễn Trần Đình Bá, cố nội nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.

Trong dịp nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn soạn những bộ sách quý về văn hóa, lịch sử để tặng cho các bảo tàng, ông đã dành tặng sách về y dược cho Hòa thượng Thích Tuệ Tâm. Đây là những tài liệu Đông y được các ngự y và các bậc danh y dưới triều Nguyễn sử dụng. Ngoài các tập sách y học chính thống của Đông y Trung Quốc bằng chữ Hán và sách của các tác giả danh y Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều bộ sách quý có từ thời Nguyễn, hoặc có từ trước đó, như: “Tính lý tiết yếu” được viết vào Hoàng triều Tự Đức năm thứ 2, “Mật phương trị liệu phụ nhân” là cổ thư của thiền phái Trúc Lâm Tự có từ thời Trần, “Tính lý đại toàn” được viết từ thời Tự Đức, “Y học nhập môn”...

Hòa thượng Thích Tuệ Tâm nghiên cứu những bộ sách quý vừa được tặng
Bộ “Tính lý đại toàn” (lý luận về y học cổ truyền) được viết từ thời Tự Đức

Trước đây, Hòa thượng Thích Tuệ Tâm đã sưu tầm một số sách của ngự y triều Nguyễn và của nhiều danh y khác. Những bộ sách này sẽ làm phong phú thêm tủ sách của Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa. Hòa thượng Thích Tuệ Tâm cho biết, trong số những bộ sách Đông y ông được tặng có nhiều cuốn rất có giá trị. Đặc biệt, bộ “Hải Thượng y tôn tâm lĩnh” là bộ sách quý của Hải Thượng Lãn Ông, được in dưới thời Tự Đức. Đây là bộ sách gối đầu giường của các thầy thuốc Đông y, tập hợp lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm chẩn trị tất cả các loại bệnh, các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông. Những cuốn sách mà nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tặng cộng với số sách Hòa thượng Thích Tuệ Tâm sưu tầm được đến nay bộ “Hải Thượng y tôn tâm lĩnh” ở Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa gần như đầy đủ.

Theo Hòa thượng Thích Tuệ Tâm, những bài thuốc kinh nghiệm hầu hết có giá trị. Mỗi bộ sách có nhiều bài thuốc chữa nhiều bệnh, như: Bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh tai mũi họng, các bệnh về nội tạng… Trong đó, đa số dựa vào các bài thuốc cổ truyền nhưng được gia, giảm theo kinh nghiệm của các thầy thuốc.

Được biết, Hòa thượng Thích Tuệ Tâm đã có dịp tiếp cận với một vài bài thuốc trong các tài liệu này và đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Hòa thượng cho biết, hiện ông đang nghiên cứu, dịch số sách này sang tiếng Việt để phổ biến cho mọi người hiểu hơn về y học cổ truyền. Trước tiên, sẽ vận dụng những bài thuốc hay vào việc khám chữa bệnh.

Trang Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top