ClockChủ Nhật, 27/08/2023 09:47

Hà Lạc - Làng quê miền sông nước

TTH - Làng Bác Vọng được thành lập khá sớm, từ thế kỷ XVI là một trong 53 làng, xã của huyện Đan Điền. Về sau phát triển thành Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây (xã Quảng Phú), từ đó di cư phát triển thêm hai ấp mới miền sông nước là Hà Đồ (xã Quảng Phước) và Hà Lạc (xã Quảng Lợi), thành kết cấu “Đông, Tây, Đồ, Lạc” từ cuối thế kỷ XIX. Hai ấp mới miền sông nước Tam Giang là Hà Đồ và Hà Lạc ra đời nhờ vào công lao to lớn của Bà Tơ, người họ Trần, được xác định qua các sắc phong của triều Nguyễn phong tặng. Bà buôn bán tơ lụa, hay biết dệt vải, đan lưới, sống cùng gia đình làm nghề chài lưới trên phá Tam Giang.

Bảo tồn làng nghề để phát triển kinh tế và văn hóaGiấc mơ xe đạp đường trườngSân bóng “ruộng” tuổi thơMùa vàng

Sông nước Tam Giang 

Miền quê mới ven phá Tam Giang

Khi phá Tam Giang chưa cạn, người Việt sớm khai canh vùng triền đồi trung du nằm giữa sông Ô Lâu và sông Bồ với nhiều làng cổ định hình nên huyện Đan Điền (ruộng màu đỏ) từ thời Trần - Lê. Khi phá Tam Giang cạn, nhu cầu mở mang xứ sở, các làng gốc phát triển thêm các làng ngọn vệ tinh về phía đông theo lối “thiển vi nông, thâm vi ngư” (cạn làm nông, sâu làm ngư).

Trong một chuyến bôn tẩu trên phá Tam Giang, quân chúa Nguyễn bị đứt quai chèo, quân thù đuổi rất gấp và gặp thuyền của Bà Tơ. Bà đã dâng lên những sợi tơ lụa/tay lưới để bện quai chèo, nhờ đó nhà chúa thoát hiểm. Về sau, chúa ban thưởng cho cô/họ Trần/làng Bác Vọng quyền chiếm hữu một phần vùng đầm phá, từ đầm Nịu/Niễu/Hà Lạc về đến Trộ Bã Mía (nơi thuyền chúa dừng lại, ăn mía, vứt lại bã, hay truyền tích dùng quả bưởi thả trôi để xác định ranh giới), vùng phía nam làng Hà Đồ hiện nay, sát với thủy vực của làng Thủy Tú. Nhờ đặc ân đó, làng Bác Vọng đã tiếp nhận ngư trường Tam Giang và hình thành nên Hà Đồ, Hà Lạc.

Trước đây, làng từng lưu giữ hai thẻ quan bài bằng vàng hình quả tim và 5 điệu sắc của triều đình phong tặng cho Bà. Để tưởng nhớ công ơn của Bà, làng tổ chức thờ cúng trọng thể trong các ngày 11 - 12/1 và ngày giỗ 18/5 ÂL. Miếu Bà Tơ là di tích hiếm hoi còn sót lại trên tổng số 25 di tích ở làng Bác Vọng Đông (A. Chapuis, “Les lieux de culte du village de Bac-Vong-Dong”, B.A.V.H, N04, 1932:372). Dù kiến trúc có vẻ hoang phế nhưng ngôi miếu đã có ảnh hưởng rất lớn, các bậc cao niên vẫn nhớ sự tích miếu Bà Tơ và lễ hội đua trải, lễ hội cầu ngư mà trước đây làng thường xuyên tổ chức. Tinh thần đó được thể hiện rõ trong bài vị thờ Bà: “Quốc Tỷ Thánh Mẫu nương nương trận tiến công huân, sắc phong Trai Tĩnh thần vị”, với hai cặp câu đối: “Một sợi tơ đền gây công lớn/Đông Tây Đồ Lạc hưởng ơn sâu; hay Mặt nước hưởng nhờ ơn vũ lộ/ Dây tơ cứu khỏi trận phong ba”.

Trong bức tranh dân cư làng, xã thời chúa Nguyễn, có thể phác họa được quá trình Bác Vọng mở rộng về miền sông nước Tam Giang, gắn với truyền thống ngư nghiệp của các dòng họ Trương, họ Trần... đến định cư tại phường Hà Đồ và sự hiện diện chủ yếu của cộng đồng có truyền thống nông nghiệp với các họ Hoàng, họ Đặng..., làm nên phường Hà Lạc ở gần đầm Nịu/Cửa Lác. Đến thời Minh Mạng, toàn bộ các đơn vị “phường” ở ngoài khu vực nội thành đều được đổi thành “ấp” nên các phường Hà Đồ, Hà Lạc được gọi là ấp cho đến sau này. Cũng trong xu hướng hành chính hóa, đến năm Minh Mạng thứ XI (1830), triều đình cho đổi tên đầm vịnh Đồng thành đầm Bác Vọng, đầm vịnh Niễu [Nịu] thành đầm Hà Lạc, đầm vịnh Cọc thành An Xuân, đầm vịnh Sợi/Sịa/Sậy thành An Gia, đầm La Bích thành Thanh Lam, vịnh Hà Ông thành Mỹ Á.

Theo quy định ba cấp độ xã thời phong kiến (đại - từ trên 100 đinh, trung - từ 70 đinh, tiểu xã - từ 30 đinh), nhà Nguyễn khuyến khích sự hình thành đơn vị hành chính cơ sở để khích lệ người dân mở mang lãnh thổ, đẩy mạnh canh tác nông nghiệp, đánh bắt ngư nghiệp, giải quyết tình trạng hoang hóa, tăng nguồn lực quốc gia. Trường hợp phường - ấp Hà Đồ, Hà Lạc là một minh chứng.

Tri ân tiền nhân, chung tay xây dựng nông thôn mới

Trong cộng đồng gia tộc góp phần làm nên vùng đất mới ven bờ phá Tam Giang, hiện nay bà con vẫn còn lưu giữ được nhiều tài liệu quý giá. Ở ấp Hà Đồ, chúng tôi đã tiếp cận được tài liệu sắc phong cho ngài Khai khẩn Trương Hữu Bằng đại lang, Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần và ngài Hậu Khai khẩn Trương Duy Phương đại lang, Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần (18/3/Khải Định 2 - 1917)...

Đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Hà Lạc, có thể thấy sự phong phú, đa dạng của các vị thần linh được thờ tại đình và hệ thống tự miếu của làng. Đứng đầu là Bà Đại Càn Hàm hoàng Quang đại Chí đức Phổ bác Hiển hóa Trang huy Dực bảo Trung hưng Tứ vị Thượng đẳng thần, Đương cảnh Thành hoàng Hắc hổ Đại vương, các ngài Khai canh Khai khẩn của họ Hoàng, họ Đặng, liệt vị hữu công của chư tộc trong làng (quý họ Hoàng Chi, Lê, Nguyễn, Trương, Hồ, Phan, Trần, Ngô, Phạm, Văn...). Hai làng tôn vinh Bà Tơ (Hà Lạc và Hà Đồ), là nữ thần Khai canh Thủy diện, lập miếu thờ Bà phía bên phải sát cạnh đình làng, bài vị tôn xưng Quốc tỷ Thánh Mẫu nương nương, Trận tiến Công huân Dực bảo Trung hưng Linh phù Trai tĩnh thần vị, cùng hai cặp câu đối mạnh công đức vô biên: Phá lãng thừa phong, phụ nhân nhi hào kiệt/Hỷ ủy Ty tuyến, nữ tử tác công thần (Đạp sóng cưỡi mây, đàn bà mà hào kiệt/Vui mừng trao tơ, phận nữ là công thần), Tiền nhân tiên tổ tôn thần thành công khai lập ấp/Hậu thế thập nhị tôn tộc hữu tâm tạo miếu từ (Tiên tổ tiền nhân hiển thần từ công lao khai mở/Mười hai họ hậu thế công đức lập miếu đền để ghi ơn).

Trong nỗ lực chung cùng toàn xã chung tay xây dựng và phát triển xã Quảng Lợi, Quảng Điền ngày càng giàu đẹp, làng Hà Lạc đang chuẩn bị khánh thành công trình tôn tạo đình làng truyền thống vào cuối tháng 8/2023. Việc thiết kế, thi công mộc nề, với tòa đình chính, miếu Bà Tơ, bình phong, Tam quan, sân, trồng cây..., đều do những người thợ là con dân Hà Lạc đảm trách. Những thành tựu về hành chính và tự quản đã thực sự giúp cộng đồng cư dân Hà Lạc gắn kết, phát huy nội lực, cùng nhau xây dựng đời sống mới hài hòa, hạnh phúc.

Bài: Trần Đình Hằng - Ảnh: Lê Đình Hoàng
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làng quê bên dòng Ô Lâu

Thuận Hòa là một thôn nhỏ nằm bên dòng Ô Lâu thuộc phường Phong Hòa (TX. Phong Điền). Trước năm 1993, bà con ở đây sống lênh đênh trên sông nước. Từ năm 1993, người dân Thuận Hòa được huyện cấp đất làm nhà dọc theo bờ sông thì cuộc sống bắt đầu thay đổi.

Làng quê bên dòng Ô Lâu
“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Lối về ngõ hạnh

Quê chồng tôi ở Phú Thượng (Phú Vang - nay thuộc TP. Huế), mỗi năm có vài lần kỵ, chạp. Mỗi lần ghé về, điều tôi thích nhất ngoài những căn bếp ngăn nắp có chiếc tủ gạc - măng - rê xưa cũ, ngoài những mẹt bầu, bí đao được cắt mỏng phơi khô tỏa mùi thơm giòn đặt trên mấy chạn củi của các thím, tôi còn vô cùng thích thú những con ngõ biếc xanh.

Lối về ngõ hạnh
Hình bóng quê nhà

Năm 2005, nhà báo Dương Phước Thu tặng tôi cuốn sách “Qua sông nhìn lại bến bờ” vừa ra mắt. Đây là tập bút ký tư liệu - nghiên cứu lịch sử, khảo lược quá trình hình thành xứ Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên đến thành phố Huế ngày nay. Lướt qua phần viết về quê mình, tôi gọi điện cho anh, phản ứng vì xưa đến giờ, làng tôi chỉ là một, không có thôn La Chử Thượng, thôn La Chử Trung, thôn La Chử Đông, thôn La Chử Nam, thực chất Thượng, Trung, Đông, Nam là các phường của làng. Vài ngày sau, anh nói tôi tới lấy “vật chứng” với lời phàn nàn: Tức quá, sách mới ra đã có 2 người phàn nàn rằng chưa chính xác! Tài liệu anh đưa là bản sao Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn số thôn, khu vực của các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Trà từ tháng 8/2000; căn cứ để anh đưa thông tin vào.

Hình bóng quê nhà
Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top