ClockThứ Tư, 02/11/2016 13:46

Học bằng phim

TTH - Sau giờ học, đón con về nhà, cậu bé thích thú kể, cuối tuần này lớp con được coi phim.

Phim về khoa học. Không rõ nội dung phim như thế nào nhưng thấy vẻ hứng thú, chờ mong của con, tôi biết nó rất thích. Về nhà, nó xem lịch liên tục, chờ đến ngày được xem phim.

Đón con sau buổi xem phim, tôi cứ hồi hộp. Chạy ào ra khỏi trường, ngồi sau xe, con luôn miệng kể về buổi xem phim như một sự khám phá mới. Thì ra, đó là một buổi xem phim ngoại khóa chủ đề về khoa học, một môn học vốn gần gũi nhưng không hoàn toàn dễ hiểu với nhiều khái niệm mới ở sách. “Xem phim hay vậy mà học lớp năm mới được xem”. Con kết thúc câu chuyện một cách tiếc nuối khi chương trình tiểu học sắp trôi qua và hơn 4 năm học ở trường, đây là lần đầu tiên được học qua phim.

Nhớ lần họp phụ huynh đầu năm học, cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở, phụ huynh phải có kế hoạch bám chương trình học của con ở trường vì các môn khoa học, lịch sử, địa lý, đạo đức rất nhiều kiến thức, khó nhớ nên nếu không nắm vững sẽ chật  vật trong các kỳ thi học kỳ.

Quả nhiên, cùng con học bài, thấy những môn học ấy toàn chữ là chữ, với những định nghĩa, con số khó nhớ. Thay cho những thông số khô khan ấy, giá như những kiến thức về lịch sử, khoa học tự nhiên, đạo đức... được chuyển tải, minh họa nhiều hơn qua ảnh, qua phim, qua băng, đĩa được chiếu cho các em xem thường xuyên thì hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn nhiều.

Tiếc rằng, mong muốn ấy, cũng là những gợi ý, đề xuất đã được nói đến từ lâu nhằm đổi mới chất lượng giáo dục nhưng chưa thành hiện thực. Có lẽ, đổi mới giáo dục không chỉ là vấn đề năng lực giáo viên, nội dung chương trình mà còn ở phương pháp chuyển tải, phải làm sao thật trực quan, sinh động. Tiếc là, cách dạy của chúng ta hiện nay vẫn chỉ gói gọn trong sách vở, đọc-chép, mang tính từ chương, lý thuyết hơn là thực hành, thực tiễn.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học mà chơi, chơi mà học

Là một trong những trường mầm non (MN) tư thục đóng trên địa bàn phường Phước Vĩnh, TP. Huế, Trường MN Bích Trúc trở thành nơi nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ ngoài công lập đạt chất lượng và được phụ huynh tin tưởng gửi con em vào học.

Học mà chơi, chơi mà học
Học cách thoát... nghèo

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) TP. Huế đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề; qua đó giúp người nghèo có nghề nghiệp nhằm cải thiện kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Học cách thoát  nghèo
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT tăng: Khẳng định chất lượng dạy và học

Năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Thừa Thiên Huế đạt 99,33% (tỷ lệ cao nhất trong những năm gần đây), phổ điểm thi xếp vị thứ 23/63 tỉnh, thành, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Điều này càng khẳng định những nỗ lực của ngành giáo dục trong việc cải thiện phổ điểm thi trung bình, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT tăng Khẳng định chất lượng dạy và học
Tạo sức lan tỏa về học và làm theo Bác

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, nhiều năm qua, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh đã luôn ra sức thi đua học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh; hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.

Tạo sức lan tỏa về học và làm theo Bác
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

TIN MỚI

Return to top