ClockThứ Bảy, 13/01/2024 10:49

Giữ làng nghề ở phố cổ Bao Vinh

TTH - Bao Vinh từng nổi tiếng với nhiều nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghề đã thất truyền, chỉ còn một số nghề đang duy trì hoạt động sản xuất nhưng cũng chỉ cầm chừng.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền
  • HN - Phú Thăng

Phát triển bền vững nghề bún Vân CùNhững đốm lửa thắp lên từ đam mê

Bà Tuyết đã có 56 năm làm bài tới bằng phương pháp thủ công 

Khảo sát cho thấy, trước những năm 1980, nghề khảm xà cừ, nghề làm tượng ông Táo có đến gần 20 hộ làm nghề này thì nay chỉ còn 5 hộ; nghề rèn có 40 hộ thì nay còn 8 hộ; nghề làm bài tới, có 40 hộ với 100 lao động thì nay chỉ còn 1 hộ duy nhất giữ nghề và nghệ nhân lành nghề duy nhất cũng đã bước sang tuổi 70.

Thực tế, việc tổ chức lớp truyền nghề nhằm đào tạo đội ngũ kế cận hiện chủ yếu mang tính tự phát, tự thân của người lao động có nhu cầu theo nghề. Bà Ngô Thị Tuyết, ở làng Địa Linh, xã Hương Vinh, TP. Huế), 70 tuổi đời, 56 tuổi nghề làm bài tới, cho biết: "Làm bài tới là nghề gia truyền, từ đời ông nội tôi, nghề này đã thịnh hành. Ông nội truyền lại nghề cho cả tám đứa con, rồi các con lại truyền nghề cho cháu, nhưng giờ chỉ còn mình tôi theo nghề". Con cái bà Tuyết khi rảnh rỗi có thể giúp mẹ, nhưng không ai muốn nối nghiệp vì thu nhập thấp.

Hội thảo “Giữ gìn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian” vừa được tổ chức tại Huế đã đánh giá thực trạng, có nhiều nghề đã thất truyền do nhu cầu xã hội không còn trong lúc Nhà nước chưa có chính sách kịp thời để duy trì, đảm bảo vị thế của nghề thủ công truyền thống như một phương tiện biểu đạt văn hóa quan trọng. Bản thân các gia đình không muốn con cái nối nghiệp nên nếu không có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp thì những nghề quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh ở Bao Vinh có nguy cơ thất truyền.

Sau hiệu ứng của bộ phim điện ảnh "Mắt Biếc" lấy bối cảnh quay ở phố cổ Bao Vinh, hoạt động du lịch ở đây trở nên nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách đến với phố cổ và những điểm tham quan trong khu vực. Một số tour du lịch tham quan phố cổ Bao Vinh kết hợp với các di sản văn hóa, lịch sử, nghề thủ công được hình thành. Dù vậy, cũng chỉ mới dừng lại ở quảng diễn và trưng bày tại không gian nhà cổ, du khách chưa được trực tiếp trải nghiệm sản xuất.

Nhiều ý kiến tại hội thảo đề xuất, để tăng thêm giá trị cho sản phẩm thủ công truyền thống ở Bao Vinh, ngoài sáng tạo sản phẩm mới, cần tạo những điểm đến hấp dẫn gắn với nghề thủ công, như: Bảo tàng, xưởng thủ công, các không gian văn hóa - nghệ thuật làng nghề để cộng đồng, du khách, nhà thiết kế có thể cùng nhau liên kết trải nghiệm, thử nghiệm sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật và ẩm thực. Chính quyền địa phương nên phối hợp với các trường học, đặc biệt là các khoa, ngành mỹ thuật trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo ứng dụng các giá trị văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật từ sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống vào cuộc sống đương đại.

Định hướng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch là hướng đi đúng và cần thiết trong bối cảnh thúc đẩy phát triển du lịch ở phố cổ Bao Vinh. Việc hồi sinh nghề thủ công cần đi theo hướng bảo tồn thích ứng và bảo tồn phát triển để phù hợp với điều kiện mới. Phát triển các sản phẩm mới dựa trên sản phẩm thủ công sẵn có, hướng đến các sản phẩm lưu niệm, các sản phẩm từ quá trình nghệ thuật hóa các sản phẩm dân dụng. Tuy nhiên, phải giữ được những thông điệp di sản có tính đại diện cho địa phương.

Thay đổi nhận thức về giá trị của nghề thủ công truyền thống sẽ là nhân tố quan trọng để di sản thủ công được bảo vệ và truyền qua nhiều thế hệ. Do đó, không nên chỉ trông chờ vào ngân sách khuyến công mà cần vận động các nguồn tài trợ cũng như vận dụng ngân sách địa phương một cách hợp lý vào việc bảo tồn các nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Nguồn ngân sách này do ngành văn hóa quản lý và ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa đối với các nghề có nguy cơ thất truyền.

Còn mong ước của nghệ nhân làm bài tới Ngô Thị Tuyết, cần hỗ trợ kinh phí cho những hộ gia đình cam kết duy trì nghề, truyền dạy và tham gia các hoạt động theo chương trình của địa phương. Đặc biệt, công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian cho các nghệ nhân ở Bao Vinh để vinh danh những công lao của họ; đồng thời, khuyến khích lòng yêu nghề và duy trì nghề truyền thống.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống

Sau thời gian nâng cấp, sửa chữa, tòa nhà số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế (trước đây là Trung tâm Văn hóa Phương Nam) đã đưa vào hoạt động với diện mạo và tên gọi mới - Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trải nghiệm các nghề truyền thống Huế (viết tắt là Không gian NTT Huế).

Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống
Bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh - Kỳ I: Nhà rường cổ… “kêu cứu”

Nhà rường cổ Bao Vinh nói riêng và phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP. Huế nói chung là tài sản quý góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế, có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa. Hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh là việc làm cấp bách nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Huế, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh - Kỳ I Nhà rường cổ… “kêu cứu”

TIN MỚI

Return to top