ClockThứ Ba, 17/12/2024 10:28
Thông tin doanh nghiệp:

Follow-up sau phỏng vấn thế nào để không bị quên lãng?

TTH.VN - Hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua khoảnh khắc bồn chồn sau một buổi phỏng vấn. Chúng ta ra về với niềm hy vọng xen lẫn sự nghi hoặc: “Liệu mình có tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hay không?”

Thay vì chờ đợi hồi âm một cách thụ động, bạn hoàn toàn có thể làm điều gì đó để nhắc nhở về sự hiện diện của bản thân. Follow-up sau phỏng vấn, gửi lời cảm ơn hay một email “nhắc khéo” sau buổi phỏng vấn là một cách thức tinh tế để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, lòng nhiệt thành, thậm chí tạo nên sự khác biệt giữa hàng loạt ứng viên tham gia ứng tuyển việc làm, từ đó giúp bản thân không rơi vào quên lãng.

 

 

Không chỉ vậy, follow-up còn là cơ hội để bạn:

●        Chứng minh sự chuyên nghiệp: Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được rằng, ngoài năng lực làm việc, bạn còn khéo léo trong giao tiếp và duy trì mối quan hệ.

●        Bổ sung những điều còn thiếu: Nếu có điều quan trọng nào đó mà bạn quên chia sẻ trong buổi phỏng vấn thì đây chính là cơ hội thứ 2 để bạn bổ sung thêm.

●        Ghi ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí nhà tuyển dụng: Một lời cảm ơn chân thành và đúng lúc sẽ giúp bạn ghi điểm mà không cần quá nhiều lời hoa mỹ.

Khi nào nên thực hiện follow-up?

Thời điểm là yếu tố then chốt quyết định thành công của follow-up sau phỏng vấn. Gửi follow-up quá sớm, bạn dễ bị xem là thiếu kiên nhẫn. Gửi quá muộn, cơ hội của bạn có thể đã trôi qua.

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia tuyển dụng, khoảng thời gian thích hợp để gửi follow-up là 24-48 giờ sau buổi phỏng vấn. Khi đó, những gì bạn thể hiện vẫn còn tươi mới trong trí nhớ nhà tuyển dụng. Đồng thời, họ cũng đã có đủ thời gian để đánh giá sơ bộ về bạn. Nếu trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có đề cập rằng họ cần thời gian để xem xét, hãy lắng nghe và ghi nhớ mốc thời gian mà họ đưa ra và tuyệt đối không follow-up trước thời hạn đó.

Bố cục của một email follow-up chuẩn chỉnh

Email follow-up không cần quá dài dòng nhưng phải đủ sức giúp bạn tạo nên dấu ấn riêng. Hãy xem email của bạn như một bức thư nhắc nhớ về một điều quan trọng nào đó, vừa lịch sự, gần gũi, vừa gãy gọn nhưng phải đủ ý.

Tiêu đề email: Đáp ứng được 2 tiêu chí rõ ràng và chuyên nghiệp, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết bạn và buổi phỏng vấn bạn đang nhắc đến.

Thư cảm ơn về buổi phỏng vấn vị trí [Tên vị trí] – [Họ tên của bạn].

Lời mở đầu: Một lời cảm ơn chân thành luôn là cách mở đầu tốt nhất cho những email follow-up.

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],

Tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian quý báu để trao đổi cùng tôi trong buổi phỏng vấn vừa qua cho vị trí [Tên vị trí].

Nội dung chính: Nhắc lại điều khiến bạn ấn tượng về công ty là một gợi ý an toàn cho nội dung chính của email follow-up. Điều này cho thấy bạn thực sự quan tâm và chú ý đến những gì nhà tuyển dụng đã chia sẻ trong buổi phỏng vấn. Đồng thời, khéo léo liên hệ điểm mạnh của bạn với vị trí ứng tuyển để củng cố lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đó.

Tôi đặc biệt ấn tượng với cách [Tên công ty] thực hiện chiến lược lấn sân sang thị trường quốc tế. Với kinh nghiệm về [điểm mạnh của bạn], tôi tin rằng mình có thể đóng góp tích cực vào mục tiêu này.

Kết thúc: Nhấn mạnh rằng bạn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin nếu cần và mong muốn nhận được phản hồi từ phía nhà tuyển dụng.

Tôi rất mong nhận được phản hồi từ anh/chị. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào, xin đừng ngần ngại liên hệ với tôi qua email hoặc số điện thoại [Thông tin liên hệ]. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn anh/chị và chúc anh/chị một ngày làm việc hiệu quả.

 

 

Những sai lầm cần tránh khi follow-up

Dù follow-up là điều nên làm nhưng nếu làm không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ. Vì lẽ đó, hãy cẩn trọng và nói KHÔNG với những sai lầm dưới đây:

●        Gửi email quá sớm hoặc quá thường xuyên: Điều này khiến bạn bị xem là thiếu kiên nhẫn hoặc gây áp lực không cần thiết.

●        Không có nội dung cụ thể: Một email sáo rỗng, chỉ nói “Cảm ơn anh/chị” mà không nhắc lại bất kỳ điểm nổi bật nào sẽ không có ý nghĩa gì trong việc khiến nhà tuyển dụng ghi nhớ bạn.

●        Sử dụng ngôn từ thiếu chuyên nghiệp: Dù bạn muốn tạo nên sự gần gũi nhưng đừng quên, luôn giữ ngôn từ lịch sự và thái độ tôn trọng.

●        Không kiểm tra lỗi chính tả hoặc ngữ pháp: Một lỗi chính tả hoặc ngữ pháp dù nhỏ cũng có thể làm giảm đi ấn tượng tốt đẹp mà bạn đã tạo ra trước đó.

Làm thế nào nếu không nhận được phản hồi sau follow-up?

Đừng vội nản lòng nếu bạn chưa nhận được phản hồi sau lần follow-up đầu tiên. Bạn có thể gửi một email nhắc nhở nhẹ nhàng sau khoảng 5-7 ngày. Nội dung của email nên nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đến vị trí ứng tuyển, đồng thời bày tỏ sự thông cảm với lịch trình bận rộn của nhà tuyển dụng. Nếu lần follow-up thứ hai vẫn không có hồi âm, hãy coi đó là tín hiệu để bạn tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới. Đừng để bản thân mắc kẹt trong sự chờ đợi bởi thế giới ngoài kia có rất nhiều cánh cửa khác đã mở ra.

Follow-up sau phỏng vấn không chỉ là bước quan trọng mà còn là nghệ thuật giao tiếp tinh tế giúp bạn khẳng định giá trị của mình. Một email follow-up được viết cẩn thận, gửi đúng lúc sẽ là công cụ hữu hiệu để bạn tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng. Vậy nên, đừng chỉ chờ đợi. Thành công không đến từ sự may mắn mà đến từ cách bạn nắm bắt cơ hội và tỏa sáng đúng thời điểm.

Trang Đoàn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Làm sao để tránh nói lan man khi phỏng vấn xin việc?

Trong con đường tìm kiếm việc làm đầy cạnh tranh, ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Một buổi phỏng vấn thành công không chỉ dựa vào kiến thức và kỹ năng mà còn phụ thuộc vào khả năng truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, súc tích. Nói lan man trong buổi phỏng vấn xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp khả năng tập trung và chuyên nghiệp của bạn.

Làm sao để tránh nói lan man khi phỏng vấn xin việc
Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả

Ngày 24/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế phối hợp với Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức TalkShow “Chinh phục nhà tuyển dụng: Viết CV và phỏng vấn tìm việc” cho hơn 200 sinh viên Trường Du lịch.

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả
Thể hiện khả năng sáng tạo của bạn khi phỏng vấn thế nào?

Khả năng sáng tạo được coi là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với nhân sự trong giai đoạn hiện nay. Nó có thể giúp bạn tạo ra đột phá trong sự nghiệp đồng thời mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm tới kỹ năng này trong quá trình phỏng vấn ứng viên.

Thể hiện khả năng sáng tạo của bạn khi phỏng vấn thế nào

TIN MỚI

Return to top