ClockThứ Hai, 13/09/2021 07:45

Chàng trai đam mê xương rồng

TTH - Ở tuổi 31, Phạm Xuân Tùng (ngụ phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy) đã gắn kết với xương rồng gần 20 năm. Và loài cây gai góc ấy, đã chẳng phụ lòng người, khi giúp Tùng có được cuộc sống ổn định với mức thu nhập từ 200 -300 triệu đồng mỗi năm.

Chàng trai đam mê văn hóa cung đìnhChàng trai trẻ niềm đam mê với phục sức triều NguyễnCó duyên với chậu xưa

Niềm vui trong vườn xương rồng

Duyên nợ với xương rồng

Khu vườn xương rồng của Tùng nằm ở vùng ngoại ô thành phố, cách bến xe phía Nam chừng 1km. Đây chính là nơi Tùng ươm và trưng bày hơn 300 loài xương rồng khác nhau với hàng ngàn chậu xương rồng đủ kích cỡ, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.

Tùng bén duyên với xương rồng từ rất sớm, khi anh chỉ mới học lớp 6. Tùng nhớ mãi, năm đó ba anh có một chậu xương rồng rất đẹp. Không may chậu hoa ấy, lại bị Tùng làm vỡ. Biết ba rất quý chậu xương rồng, Tùng đã tự tay mày mò, trộn đất rồi ươm lại cây từ những khúc xương rồng đã gãy dập. Thời gian không phụ lòng người, Tùng đã ươm thành công hơn 10 chậu xương rồng, còn đẹp hơn “phiên bản” cũ. Chính lần “gỡ gạc” ấy đã khiến Tùng bắt đầu để mắt đến xương rồng, rồi dành thời gian chăm chút, sưu tầm xương rồng khắp nơi.

Hồi ấy, mỗi ngày cắp sách đến trường, Tùng thường lén gia đình nhịn ăn sáng, nhịn tiêu vặt, để tích góp tiền, cuối năm lại lên chợ hoa trước Phu Văn Lâu để mua về những chậu xương rồng mình yêu thích, sau đó lại tự mày mò nhân giống. Chẳng bao lâu, trên ban công nhà Tùng đã xếp đầy những chậu xương rồng xinh xắn.

Vào một đêm mưa bão, kẻ trộm đã nương theo bóng đêm và mưa gió, leo lên ban công nhà Tùng khoắng sạch “gia tài” mà Tùng tích cóp, chăm bẵm suốt một thời gian dài. “Mình đã òa khóc khi nhìn những chậu xương rồng mình nâng niu còn sót lại rớt vỡ trên thềm nhà. Mẹ mình nói, nếu thích xương rồng như thế, thì bắt đầu lại. Vậy là mình, lại tiếp tục theo đuổi sở thích lần nữa”, Tùng chia sẻ.

Cây không phụ người

Tùng nhớ mãi cái tết năm mình học lớp 11. Đó là năm đầu tiên chàng trai ấy kiếm được tiền từ những chậu xương rồng be bé trước hiên nhà. Những ngày cận tết năm ấy, Tùng đã đặt những chậu xương rồng nho nhỏ mà xinh xắn trên chiếc bàn được kê trước cửa nhà, bán cho người qua lại trên đường mua về chơi tết. 500 nghìn đồng bán xương rồng với Tùng tại thời điểm đó, là một số tiền không hề nhỏ. Nhưng phải đến năm sau, lúc Tùng học lớp 12, anh mới chính thức “khởi nghiệp”, khi đem xương rồng tham gia chợ hoa vào dịp tết.

Suốt những năm theo học Trường đại học Nông lâm Huế, nhờ cây xương rồng gai góc mà cũng đầy tình nghĩa ấy, đã giúp Tùng có thể sống tự lập, tự chi trả học phí và mọi chi phí sinh hoạt của mình. Những năm đó, ở một góc phía chân cầu Trường Tiền, nhiều người dạo phố đêm sẽ bắt gặp ở một chàng sinh viên cao ráo, khôi ngô, ngồi bên những chậu xương rồng be bé, bán cho ai có yêu thích loài cây gai góc sần sùi.

Tùng cho biết, mỗi dòng xương rồng đều có một cách chăm sóc riêng, nhưng 3 yếu tố quan trọng nhất để xương rồng phát triển khỏe là đất, nước và ánh sáng. Người chơi cây phải tinh tế quan sát sự thay đổi của cây mỗi ngày mới đúc kết được. Và những kinh nghiệm đó, Tùng đều cởi mở chia sẻ cho tất cả những ai đến vườn xương rồng của Tùng.

Không chỉ bán tại chỗ, xương rồng của Tùng còn có mặt ở các cửa hàng cây cảnh khắp Nam, Bắc. Hai năm trở lại đây, do dịch COVID-19, Tùng không còn đem xương rồng tham gia các hội chợ về nông nghiệp, nhưng anh lại chuyển sang decor không gian cho các quán cà phê, nhà hàng, homstay bằng những chậu xương rồng vô cùng đẹp.

Những cây xương rồng nhỏ bé, qua bàn tay sáng tạo của Tùng thêm lần nữa càng trở nên đẹp rực rỡ khi tô điểm ở một góc cà phê, nhà hàng, homstay do Tùng decor như: cà phê Root, cà phê Home, cà phê Mém, tiệm trà chanh Trọng… Mê đắm xương rồng, nên tình yêu ấy kéo dài ngót nghét 20 năm trong Tùng vẫn chưa hề vơi cạn. Tùng nói, mình yêu cây, mà may mắn cây chẳng phụ mình, nên Tùng vẫn sống ổn với thu nhập mà xương rồng đem lại và anh vẫn mải miết theo đuổi đam mê về xương rồng như thuở ban đầu.

Bài, ảnh: Hà Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đam mê kiến trúc Pháp

Những công trình kiến trúc Pháp được xem là một phần quan trọng trong bức tranh văn hóa và lịch sử vùng đất Cố đô. Đó cũng là điều thôi thúc các bạn trẻ đến từ Khoa Kiến trúc, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tìm cách góp phần bảo tồn hình bóng Huế xưa.

Đam mê kiến trúc Pháp
Nghị lực của chàng trai Pa Cô

Dám theo đuổi ước mơ làm giàu trên miền đất khó, chàng trai trẻ người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh, trú tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới đã trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì và nghị lực. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Mạnh không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá giả nhờ tinh thần lao động bền bỉ và sự sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt.

Nghị lực của chàng trai Pa Cô
Nữ sinh biến đam mê thành thành tích

Từ niềm đam mê những bước chạy, nữ học sinh Trường THCS Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ngô Thị Đoan Trang đã nỗ lực tập luyện để đem về liên tiếp những tấm huy chương Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) toàn quốc.

Nữ sinh biến đam mê thành thành tích
Nuôi dưỡng đam mê robot trong học đường

Với niềm yêu thích mày mò, khám phá và chế tạo robot, các thành viên của câu lạc bộ (CLB) robot Trường THPT chuyên Quốc Học Huế - QH Panthers đã có những trải nghiệm đáng nhớ tại Derichs - Cuộc thi sáng tạo robot dành cho học sinh THPT Đà Nẵng mở rộng năm 2024.

Nuôi dưỡng đam mê robot trong học đường
Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề

Lực lượng trẻ đóng vai trò quan trọng trong làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng điều trị tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Họ còn là đội ngũ kế cận trên hành trình xây dựng, phát triển đơn vị hướng tới ngang tầm khu vực, thế giới…

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề

TIN MỚI

Return to top