ClockChủ Nhật, 26/01/2020 10:47
Hiệp định Paris năm 1973:

Thắng lợi của khát vọng hòa bình và ý chí Việt Nam

TTH.VN - Ngày 27/1/1973, dân tộc ta cho đón chào một sự kiện trọng đại sau gần 20 năm chờ đợi: Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho Việt Nam được ký kết. Đây được xem là bước ngoặt lịch sử, một thắng lợi có ý nghĩa cực kỳ to lớn cho giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975.

Điểm lại những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2019Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậuMỹ kiên quyết rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Ảnh tư liệu

Ngày 13/12/1972, cố vấn Mỹ Kít - xinh - giơ trịch thượng, lật lọng tuyên bố đơn phương đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Paris. Ngày 17/12, Tổng thống Ních - xơn ra lệnh cho không quân Mỹ tổng công kích nhằm hủy các thành phố lớn, phá hủy mọi tiềm năng chi viện chiến trường miền Nam. Để tham gia chiến dịch, Mỹ đã huy động 207 máy bay B52, 1.077 máy bay không quân chiến thuật, 6 tàu sân bay, 60 tàu chiến các loại, 50 máy bay tiếp dầu trên không và nhiều loại phương tiện kỹ thuật thám không, gây nhiễu hiện đại nhất thời bấy giờ.

Trong 12 ngày đêm, chúng đã sử dụng 663 lần B52, 3.920 lần máy bay chiến thuật, ném hơn 36 nghìn tấn bom (180 nghìn quả) xuống miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... Thời điểm đó B52 còn được gọi là “pháo đài bay bất khả xâm phạm”, “Siêu pháo đài bay”, là đòn sấm sét “đối phương khiếp đảm”. B52 là loại vũ khí hội tụ những thành tựu khoa học tối tân nhất của công nghiệp hàng không quân sự, là một trong bộ 3 vũ khí chiến lược của Mỹ gồm tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom và tàu ngầm hạt nhân.

Chưa đầy một tháng trước đó, không ai dám nghĩ đến tiếng bom đạn, tàn phá, chết chóc sẽ được chấm dứt. 12 ngày đêm kinh hoàng (18/12 đến 30/12/1973) là một thử thách vô cùng khốc liệt đối với quân và dân miền Bắc. Tổng thống Mỹ ngạo mạn tuyên bố: “Sẽ đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá” và ra lệnh ném bom không hạn chế miền Bắc. Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương là tâm điểm của đợt không kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới hiện đại.

Mỹ đặt tên cho chiến dịch hủy diệt này là “Linebacker2” và tham vọng sẽ buộc “Bắc Việt phải ngồi vào bàn đàm phán” với những điều khoản có lợi cho Mỹ, bảo vệ được chế độ quân ngụy Việt Nam cộng hòa. Cuộc tập kích chiến lược này là cuộc chiến tranh hủy diệt man rợ, trong 12 ngày đêm rải thảm của B52 đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà, hàng trăm nhà máy, trường học, bệnh viện, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Chỉ riêng loạt bom rải thảm xuống Khâm Thiên, Hà Nội đã làm chết 278 người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Thế nhưng, Mỹ và đồng minh đã phải hết sức kinh ngạc, không bao giờ ngờ tới kết cục thảm bại, nhục nhã đến như vậy. Cuộc đối đầu lịch sử đã làm sụp đổ “Thần tượng không lực Hoa Kỳ”, phá vỡ thế răn đe của B52 với cả thế giới. Chỉ trong 12 ngày đêm, chúng ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 pháo đài bay B52, 5 máy bay F111, 42 máy bay chiến thuật khác, bắt sống 42 phi công là “con cưng” của không quân Mỹ. Riêng trong ngày 26/12/1972 đã có 8 máy bay B52 bị bắn rơi. Cuộc không kích cuối năm 1972 được ghi vào lịch sử quân đội Mỹ về số máy bay B52 bị bắn rơi nhiều nhất.

Trong 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược quy mô chưa từng có, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Đúng như Hồ Chủ tịch đã tiên đoán từ năm 1967: “Sớm hay muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đem máy B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ thua, nhưng chúng chỉ thua trên bầu trời Hà Nội”. Tiên đoán tài tình của Bác, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân, dân ta đã làm nên chiến thắng. Thất bại nặng nề buộc Mỹ phải ngồi lại đàm phán và đồng ý với những điều khoản do phía Việt Nam đưa ra.

Hội nghị đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Paris kéo dài nhất thế giới (tính đến thời điểm đó) với 201 phiên công khai, 45 cuộc gặp riêng cao cấp, 500 cuộc họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn liên quan. Quá trình đàm phán đã nhiều lần phải ngừng, bị từ chối các điều khoản do bên này hoặc bên kia không nhất trí. Cho đến cuối tháng 10/1972, các bên đã thỏa thuận các điều khoản, chỉ chờ đến ngày ký vào cuối tháng như Tổng thống Mỹ đã tuyên bố. Nhưng rồi sau đó chính Mỹ đã bội ước và đến 18/12/1972 đã diễn ra cuộc tập kích chiến lược như đã nêu.

Sau gần 5 năm đàm phán (13/5/1968 - 1/1973), đến lúc này buộc Mỹ phải ký kết, chấm dứt can thiệp, kết thúc chiến tranh xâm lược. Việt Nam đã làm được một sự kiện kỳ diệu nhất trong thế kỷ XX khi dám đánh Mỹ và thắng Mỹ. Cả thế giới kinh ngạc, thán phục tinh thần bất khuất của Việt Nam, một dân tộc đầu tiên, duy nhất trên thế giới đánh thắng Mỹ. Với phương châm “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và quyết định nhất là trận quyết chiến huyền thoại “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mỹ phải ngồi lại ký kết Hiệp định, rút quân về nước, gián tiếp thừa nhận thất bại ở Việt Nam.

Nhắc lại những ngày này cách đây 47 năm để mỗi người chúng ta càng tự hào về khí phách của Việt Nam, tinh thần chiến đấu ngoan cường của cả dân tộc với khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Hiệp định Paris được ghi vào lịch sử cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh như một dấu son chói lọi, bản anh hùng ca bất diệt.

Nguyễn An Hòa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ (2/12/1964 – 2/12/2024)
Mãi mãi là mốc son

Cùng với thắng lợi của các chiến dịch Ba Gia, Đồng Xoài trong Đông Xuân 1964-1965, chiến thắng Bình Giã đã giúp quân và dân ta củng cố phương châm “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, tạo thế và lực vươn lên giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào mùa Xuân lịch sử 1975.

Mãi mãi là mốc son
Để vụ lúa hè thu thắng lợi

“Bám sát, kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh kịp thời và đúng cách, là một trong những yếu tố quan trọng nhất, để đảm bảo vụ hè thu thắng lợi” - ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang nhấn mạnh.

Để vụ lúa hè thu thắng lợi
Một trận mật tập hoàn hảo - kỳ 2: Tạo niềm tin thắng lợi

Trận đánh vào Chi khu quân sự Nam Hòa được Thành đội trưởng Dương Quang Đấu giao cho Huyện đội trưởng Hương Thủy Đặng Trường Sơn chỉ huy. Đại đội 3 của Lê Hữu Tòng là mũi chủ công đánh mật tập bên trong căn cứ; còn Đại đội Đặc công của Chị Thừa 2 do ông Nguyễn Ly (quê Nam Định) chỉ huy dùng hỏa lực hỗ trợ.

Một trận mật tập hoàn hảo - kỳ 2 Tạo niềm tin thắng lợi

TIN MỚI

Return to top