ClockThứ Hai, 21/05/2018 11:04

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

TTH.VN - Vào lúc 9h sáng 21/5, phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016- 2021 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Tham dự có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Quốc hội cần giám sát việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trangĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử triĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri phường Thủy DươngKhai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIVBảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hội

Toàn cảnh phiên khai mạc     Ảnh: Tấn Trọng

Chuyển biến mạnh mẽ

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình đất nước tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng Quý I đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế năm nay tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, tình hình quốc tế và khu vực được dự báo sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro và phức tạp.

Vì vậy, chúng ta cần tập trung phát huy tối đa những tiềm năng đã có, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị các kịch bản để ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực từ các biến động của thế giới, bảo đảm nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững; tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội; sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giữ vững chủ quyền quốc gia, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Nỗ lực phấn đấu, chủ động vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cho cả giai đoạn 2016-2020.

Hành động vì lợi ích của Nhân dân

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Kỳ họp   Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, năm 2018 là năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Quốc hội, đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo và hành động vì lợi ích của Nhân dân, của dân tộc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian dự kiến của kỳ họp với việc xem xét, thông qua 8 dự án luật, các dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác. “Đây là những dự án, dự thảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được đông đảo cử tri quan tâm để tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương và Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, kể từ sau kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã tích cực chủ động, phối hợp, chuẩn bị nội dung của kỳ họp thứ 5. Các dự án, dự thảo, báo cáo đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 có nhiều nội dung quan trọng, số lượng luật và nghị quyết phải xem xét, thông qua khá lớn, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, đoàn kết, dân chủ, tập trung nghiên cứu, tích cực thảo luận, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Một kỳ họp với nhiều đổi mới

Đoàn Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế tại phiên khai mạc    Ảnh: Tấn Trọng

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thảo luận các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Cùng với đó, Quốc hội sẽ dành thời gian nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016; xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019,...

Bên cạnh đó, có một số báo cáo của Chính phủ, của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước… sẽ được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, kết hợp thảo luận.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 15/6. Trong đó, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật là 12 ngày, chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 3 ngày; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác là 3,5 ngày…

Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người được chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.

Về công tác báo chí tại kỳ họp này, các cơ quan báo chí tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tiếp cận, đưa tin về các kỳ họp. Trong đó, dự kiến sẽ có 15 phiên họp thuộc nội dung của kỳ họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi (chiếm khoảng 40% thời lượng của kỳ họp). Ngoài những nội dung được tường thuật trực tiếp theo quy định của nội quy kỳ họp, dự kiến phiên họp giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 và phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Sau phiên khai mạc, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới. 

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm các gia đình chính sách

Chiều 21/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn TP. Huế, gồm: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Văn Ngữ ở phường Xuân Phú; Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Thau ở phường An Cựu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm các gia đình chính sách
Bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 10, (đợt 2) Quốc hội khóa XIV đã dành phút tưởng niệm cán bộ chiến sỹ đã hy sinh và người dân tử nạn trong đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung.

Bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

TIN MỚI

Return to top