ClockThứ Tư, 27/09/2023 18:34

Giảm nghèo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

TTH.VN - Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025, do vậy lãnh đạo tỉnh đặc biệt chú trọng công tác này tại huyện vùng cao A Lưới. Bởi, địa phương này vẫn nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước.

Đảm bảo chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiLựa chọn loài và sản phẩm dược liệu phù hợp điều kiện ở Nam ĐôngDành nguồn lực tương xứng đầu tư cho văn hóaNhiều công trình phát huy hiệu quả từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719Kiểm tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện A Lưới

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì buổi làm việc

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12,01%

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của tỉnh do UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình dẫn đầu ngày 27/9, lãnh đạo huyện A Lưới đã thông tin về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và kế hoạch đưa huyện A Lưới thoát khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia.

Theo đó, đến thời điểm 20/9/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển là 121,439/317,084 tỉ đồng đạt 38% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn năm 2022 cho phép kéo dài thực hiện năm 2023 là 84,937/141,126 tỉ đồng đạt 60%; vốn giao năm 2023 là 36,502/175,958 tỉ đồng đạt 21%. Về nguồn vốn sự nghiệp, lũy kế giải ngân đến 20/9/2023 là 45,611/175,062 tỉ đồng đạt, 56,05% vốn UBND tỉnh giao và đạt 57,99% vốn UBND huyện đã phân khai chi tiết.

Lãnh đạo huyện A Lưới cũng thông tin, quá trình chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo, điển hình như nội dung “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý” thuộc Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 theo hướng khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thị trường nhằm phát huy tiềm năng nguyên liệu và lao động tại chỗ nhất là lao động người dân tộc thiểu số, hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn huyện.

Ngoài công tác giảm nghèo, huyện A Lưới cũng thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ 3 chương trình MTQG, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng  đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025. Phấn đấu đến cuối năm 2023 đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia, phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 12,01%. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình MTQG; triển khai có hiệu quả việc xoá nhà tạm và tạo sinh kế cho người dân. Chủ động, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh để được hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng nói.

 Lãnh đạo tỉnh khảo sát thực tế các điểm triển khai thực hiện dự án các chương trình MTQG tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới

Chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh, huyện A Lưới cũng có những kiến nghị, đề xuất liên quan đến chủ trương giải ngân kinh phí hỗ trợ nhà ở cho các hộ đã thoát nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở năm 2022 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lãnh đạo huyện A Lưới mong muốn UBND tỉnh sớm ban hành mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng hưởng lợi như, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ tham gia vào tổ cộng đồng để thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.

Đại diện các sở, ban, ngành cũng đã có những trao đổi với các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, đề nghị huyện A Lưới cần có sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Các cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hướng dẫn huyện trong xây dựng chi tiết kế hoạch giải ngân các nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG, có phụ lục kèm theo để triển khai thực hiện. Tập trung hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật để triển khai các dự án đã được phê duyệt  phục vụ sản xuất và hỗ trợ sinh kế cho người dân.

“Thời gian tới, huyện A Lưới cần tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG trong năm 2023. Xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Chú trọng đến đào tạo nghề giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Phấn đấu đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia”, ông Bình nhấn mạnh.

Sau buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng các sở, ban, ngành đã đi khảo sát thực tế các điểm triển khai thực hiện dự án các chương trình MTQG tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới.

THỌ BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báu vật của núi rừng A Lưới

Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là “ngọn lửa” thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.

Báu vật của núi rừng A Lưới
A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường

Đó là yêu cầu của UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu tại buổi làm việc với Huyện ủy, UBND, các phòng, ban, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn của huyện A Lưới​ ngày 21/1 về công tác chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Tỵ, giảm nghèo bền vững và một số vấn đề nổi lên trên địa bàn huyện đầu năm 2025.

A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường
Xuân mới trên non cao

Mùa xuân đầu tiên thoát khỏi huyện nghèo, người dân A Lưới phấn khởi hòa mình tham gia các hoạt động lễ hội trong tình đoàn kết, sẻ chia. Cùng với giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm số lượng hộ nghèo, phát triển các mô hình sinh kế, nâng cao đời sống dân sinh.

Xuân mới trên non cao
Chương trình Xuân Biên cương trao 300 phần quà Tết đến gia đình chính sách, gia đình khó khăn

Tối 18/1, tại Đồn Biên phòng Vinh Hiền, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế; cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Phú Lộc và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Xuân Biên cương, hải đảo, Tết thắm tình quân dân” xuân Ất Tỵ 2025. Đến dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế.

Chương trình Xuân Biên cương trao 300 phần quà Tết đến gia đình chính sách, gia đình khó khăn

TIN MỚI

Return to top