ClockThứ Hai, 20/04/2020 09:22

Thay đổi để thích ứng

TTH - Dịch COVID-19 khiến nhiều hoạt động trong xã hội bị đảo lộn. Qua đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh cũng đã nhanh chóng thay đổi để thích ứng.

Nắm tay nhau qua chặng đường khóChị Loan "đa nghề"Lan tỏa những hành động đẹp

Hội LHPN TP. Huế tặng quà cho hội viên phụ nữ nghèo

Không bị động

Theo kế hoạch của năm, thời điểm này, Hội LHPN tỉnh tập trung hội nghị tuyên dương các điển hình tiêu biểu và tổ chức triển lãm các sản phẩm sáng tạo của phụ nữ.

Trước diễn biến của dịch COVID-19, mọi hoạt động không thể diễn ra như kế hoạch. Tỉnh hội nhanh chóng chuyển hướng để thích ứng, vừa củng cố hoạt động, vừa làm “hậu phương” vững chắc cho tuyến đầu chống dịch.

Chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho hay, hoạt động hội thay đổi ngay từ đầu tháng ba. Tỉnh hội hoãn các hoạt động lớn nhằm kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 như “Ngày hội Áo dài”, “Ngày hội rác thải hồi sinh”; đồng thời, chỉ đạo các cấp hội không tổ chức giao lưu, tọa đàm tập trung trong dịp 8/3. Thay vào đó, đội ngũ cán bộ hội từ tỉnh đến cơ sở chia nhau về các cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình hội viên; trực tiếp tuyên truyền, vận động người dân không tích trữ hàng hóa, vận động tiểu thương, chủ các cửa hàng tạp hóa không gim hàng, nâng giá bất hợp pháp...

Khi diễn biến dịch COVID -19 phức tạp hơn, các khu cách ly được thành lập, kế hoạch lại tiếp tục thay đổi. Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các đội hình phản ứng nhanh tham gia hỗ trợ trong công tác hậu cần cho 2 cơ sở hội có khu vực cách ly đóng trên địa bàn là Hương Thủy và Phú Vang; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ hỗ trợ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về công tác hậu cần. Các chị thay phiên nhau hỗ trợ bộ đội phục vụ các bữa ăn cho công dân Việt Nam ở các khu cách ly. Khi số lượng người cách ly tăng lên, Tỉnh hội huy động các đơn vị khác như: Hội LHPN thị xã Hương Trà, TP. Huế, huyện Quảng Điền… giúp sức.

Hiện, các cơ sở hội đã xây dựng được đội hình phản ứng nhanh, thu hút hàng trăm cán bộ, hội viên đăng ký. Các đội luôn thay nhau cùng với lực lượng quân đội phục vụ hậu cần tại các bếp ăn của khu vực cách ly trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi ngày, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đảm nhận hàng ngàn suất “cơm ngon, canh ngọt” phục vụ người trong khu vực cách ly.

Linh hoạt đối phó

Trên tinh thần chỉ đạo của Tỉnh hội, các đơn vị cơ sở cũng nhanh chóng chủ động ứng phó. Ngay từ đầu mùa dịch, Hội LHPN thị xã Hương Trà tập huấn nhanh cho cán bộ, hội viên về việc đeo khẩu trang đúng cách, các bước giữ gìn vệ sinh cá nhân, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Hội LHPN thị xã Hương Trà cũng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chi tổ hội, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội, nhóm để thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền phòng chống dịch.

Chị Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Trà phân tích, đây là đội ngũ gần gũi và nắm rõ cơ sở nhất, họ hiểu tâm lý từng hội viên và người dân nên các chị tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện khai báo y tế đảm bảo trung thực, chính xác.

Những ngày qua, Hội LHPN thành phố tất bật với nhiều hoạt động tham gia phòng, chống dịch. Hàng ngày, các chị thay nhau phục vụ hậu cần tại các khu vực cách ly xã hội, quyên góp hỗ trợ cho phụ nữ bán vé số, hàng dạo tạm nghỉ việc do thực hiện giãn cách xã hội. Song các nhiệm vụ trọng tâm của hội vẫn được các chị đôn đốc thực hiện. Hiện Hội LHPN TP. Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ được 6 chị hoàn thiện hồ sơ triển khai đề án khởi nghiệp, sẵn sàng tham gia cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” khi Tỉnh hội và Trung ương Hội LHPN tổ chức. Đồng thời, nhiệm vụ xây dựng các “Tuyến đường hoa”, “Tuyến phố, đường phố văn minh”… cũng được các cấp hội lên kế hoạch sẵn sàng. “Mục đích của chúng tôi là vừa tích cực góp phần chống dịch hiệu quả, vừa giữ được tâm thế sẵn sàng bắt kịp guồng quay thực hiện nhiệm vụ của năm ngay khi dịch kết thúc”, chị Dương Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN TP. Huế khẳng định.

Chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: “Những ngày qua, mỗi cơ sở hội đều đã thích ứng khá nhanh trước những nhiệm vụ không có kế hoạch trước. Chúng tôi rất xúc động và cảm ơn tấm lòng của các chị, các dì, các mẹ từ những công việc như: may và trao tặng khẩu trang, tặng nước rửa tay kháng khuẩn; quyên góp tiền, chia sẻ các suất ăn, tiếp tế cho những hội viên yếu thế đến trực tiếp tham gia phục vụ hậu cần tại các khu cách ly.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các đơn vị đều linh hoạt nhiều cách làm để thích ứng. Với sự nhạy bén, sáng tạo ấy, chúng tôi tin tưởng khi đại dịch kết thúc, các cấp hội sẽ khôi phục lại tất cả các hoạt động để về đích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hội dẫu biết sẽ khó khăn, vất vả”.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần xem lại việc thay đổi thời gian khám bệnh định kỳ

Những năm vừa qua, toàn bộ bệnh nhân có bệnh mãn tính mà hầu hết là người cao tuổi, mỗi tháng 1 lần đến khám bệnh mà thực chất chỉ để nhận thuốc bảo hiểm y tế. Nói vậy vì bệnh mạn tính ít có diễn biến bất thường; nếu có, bệnh nhân chẳng đợi đến hẹn mà lập tức tìm đến bệnh viện. Được biết, có địa phương đã cho bệnh nhân già yếu được ủy quyền con cháu đến nhận thuốc thay. Như thế là hợp lý.

Cần xem lại việc thay đổi thời gian khám bệnh định kỳ
Thay đổi quan điểm sống, một cách giảm tải vấn nạn rác

Chuyện ứ đọng rác thải khiến môi trường sống ngày một xấu đi. Những biện pháp đề ra như triệt để phân loại rác, không dùng chai nhựa một lần hay nâng cao kỹ thuật tái chế rác… là cần thiết nhưng chưa đủ, chưa nhìn vấn đề từ gốc.

Thay đổi quan điểm sống, một cách giảm tải vấn nạn rác
Đến “box” để thay đổi

Trong sự học của hơn chục năm về trước, thư viện luôn được coi là một thứ gì đó xa xỉ và đầy sang trọng. Hồi trước của ba mẹ và mấy thầy cô trên lớp hẳn thường rất mê và đôi lúc vẫn nhắc kiểu như: Chúng tôi đã hứng thú và dành cả ngày ở thư viện với những trang sách mòn mép cũ... Rồi đến thời của mình, bạn bè cũng tranh nhau làm cho được cái thẻ thật kêu, nhưng tần suất đến cứ ít dần, rồi vắng hẳn. Thư viện vẫn xa xỉ theo một cách nào đó, nhưng phần đông đã không còn nghĩ về nó nhiều như trước.

Đến “box” để thay đổi

TIN MỚI

Return to top