ClockChủ Nhật, 10/04/2022 21:34

Phạm Bá Nguyên với tờ báo Kinh tế tân văn

TTH.VN - Phạm Bá Nguyên là một nhà báo Huế có số phận rất long đong và khá kỳ lạ: Từng là Chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Tiến năm 1934, Chủ nhiệm tuần báo Kinh Tế Tân Văn năm 1937, Chủ bút báo Công Lý năm 1947, Chủ bút nhật báo Tin Tức năm 1948, tham gia làm báo Giết Giặc của Tỉnh ủy Thừa Thiên năm 1950, báo Đoàn Kết của Thành ủy Huế năm 1951, Chủ nhiệm bán tuần san Công Lý năm 1955, Chủ bút nhật báo Công Dân năm 1959, chủ trương tờ báo Huế năm 1964.

Phát huy giá trị của báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân vănGiá trị nhận thức và tính chiến đấu qua “Bản báo cáo” của Hải TriềuNhành Lúa và Kinh tế Tân văn, niềm tự hào của báo chí cách mạngTuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn: Những cuộc vận động chính trị sâu sắc

Thừa Thiên Huế Online trích đăng bài “Phạm Bá Nguyên, Chủ nhiệm Báo Kinh tế tân văn – Một nhà báo có số phận kỳ lạ” của Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa. Đầu đề do tòa soạn đặt:

Chân dung nhà báo Phạm Bá Nguyên

Phạm Bá Nguyên, Chủ nhiệm tuần báo Kinh Tế Tân Văn, tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản tại Huế từ 85 năm trước (1937 - 2022), đã qua đời lặng lẽ cách đây gần 40 năm.

Phạm Bá Nguyên sinh ngày 6/1/1911 tại làng Triều Sơn Trung (làng Bàu Đôn), xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Thân phụ là ông Phạm Bá Phổ, một vị trọng thần của triều Nguyễn.

Một số tư liệu lịch sử cho biết, năm 1918, lúc cô Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Sinh Cung (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) bị Tòa án Vinh kết án 9 năm khổ sai vì “tội” lấy trộm súng của Lữ đoàn Khố xanh Vinh và bị đày vào nhà lao Quảng Ngãi; thời điểm này, ông Phạm Bá Phổ là Án sát Quảng Ngãi. Nhân vợ bị bệnh tắc sữa, Phạm Bá Phổ đã nhờ cô Nguyễn Thị Thanh chữa lành. Cảm mến tài năng của người nữ tù, ông Phạm Bá Phổ đã đưa Nguyễn Thị Thanh về nhà làm “hành dịch” thay vì thụ án tại nhà lao. Tại đây, cô Thanh đã dạy thêm chữ Hán cho cậu con quan Phạm Bá Nguyên… Với sự dẫn dắt và cảm hóa của cô Nguyễn Thị Thanh, Phạm Bá Nguyên đã trở thành một thanh niên giàu lòng yêu nước, hoạt động hăng say trên lĩnh vực báo chí.

Năm 1936, khi phong trào dân chủ khởi động, báo chí công khai được khai thác như một phương tiện phát động quần chúng hữu hiệu, Xứ ủy Trung kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương cho ra đời một số tờ báo tại Huế. Phạm Bá Nguyên được chọn làm Chủ nhiệm tờ báo của Xứ ủy.

Để tạo thuận lợi khi xin phép, báo lấy tên là Kinh Tế Tân Văn, một tên báo ít liên quan đến chính trị. Khi có giấy phép, trên báo Sông Hương số 22, ngày 2/1/1937 của Phan Khôi, Kinh Tế Tân Văn đã đăng quảng cáo với “Đôi điều tâm huyết” thông báo.

Một tuần sau ngày đăng quảng cáo, Kinh Tế Tân Văn số đầu tiên đã phát hành với tiêu đề “số đặc biệt biếu không” ra ngày 9/1/1937, ghi tên “Sáng lập: Hồ Cát”, “Quản lý: Phạm Bá Nguyên”, “Thư từ và ngân phiếu gởi cho: Phạm Bá Nguyên”. Để thể hiện đúng tinh thần “chú trọng đến kinh tế”, nội dung số báo chủ yếu bàn về kinh tế: Nền kinh tế nước nhà vì sao mà trụy lạc?; Tôi đi xem hội chợ; Những việc đáng làm: Nuôi heo xuất cảng, Đại lợi của củi, Tơ lụa ngoại quốc; Những điều nghe thấy: Vàng nhân tạo, Mánh khóe nhà xuất bản, Châu Úc khỏi nạn khủng hoảng; Những kỳ quan trong hội chợ. Xen vào đó là bài viết “Ba tháng hai cuộc tiếp” mang tính thời sự của Phạm Bá Nguyên, một Chuyện ngắn, một Đoản thiên và hai tiểu mục Chuyện Tàu, Chuyện Ta. Từ những bài viết mang vỏ bọc kinh tế, nhưng nội dung đều thể hiện thái độ phê phán chính trị theo quan điểm của Xứ ủy Trung Kỳ. Đặc biệt, bài viết của Phạm Bá Nguyên đăng ở trang đầu đã gợi ý kêu gọi người dân tham gia “cuộc đón tiếp” Toàn quyền Đông Dương và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, thực chất là tham gia cuộc biểu tình đòi dân chủ do Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Trung Kỳ phát động.

Trang nhất báo Kinh Tế Tân Văn số 1 với bài viết về Hội nghị Báo giới Trung kỳ. Ảnh chụp lại từ bản sưu tầm

Sau số đầu ngày 9/1/1937, suốt 3 tháng sau đó Kinh Tế Tân Văn vẫn chưa ra số kế tiếp. Đây là thời điểm cùng với sự ra đời của báo Kinh Tế Tân Văn, Xứ ủy Trung Kỳ còn chủ trương ra báo Nhành Lúa. Báo Nhành Lúa phát hành số 1 ngày 15/1/1937, do Nguyễn Xuân Lữ làm Chủ nhiệm kiêm Quản lý, Hải Triều làm Tổng Thư ký Tòa soạn trở thành diễn đàn trung tâm phát động cuộc vận động dân chủ (“yêu cầu” Tự do ngôn luận, Tự do lập nghiệp đoàn, Tự do đi lại, Nới rộng quyền hành Viện Dân biểu thành cơ quan lập pháp, Bớt thuế thân và thuế điền thổ, Hoàn toàn đại xá tù chính trị). Từ số 2 ngày 22/1/1937 Nhành Lúa đã phát động Hội nghị báo giới Trung Kỳ, yêu cầu tự do báo chí, tự do lập nghiệp đoàn báo giới. Thời gian này, tuy báo Kinh Tế Tân Văn chưa ra số tiếp, nhưng với tư cách đại diện Kinh Tế Tân Văn, Phạm Bá Nguyên đã được Hội nghị Báo giới Huế ngày 23/1/1937 cử vào Ban trù bị tổ chức Hội nghị Báo giới Trung Kỳ, cùng với Nguyễn Quý Hương và Nguyễn Xuân Lữ.

Lúc này, cuộc vận động “đón tiếp” Godart, Đặc sứ của Mặt trận Bình dân Pháp đến Huế ngày 25/2/1937 đã thu hút hơn một vạn người. Hội nghị Báo giới Trung Kỳ cũng được cấp giấy phép sẽ thực hiện vào ngày 27/3/1937, Tất cả được tường thuật chi tiết trên báo Nhành Lúa, nhưng sau số 9 ngày 19/3/1937, Nhành Lúa bị nhà cầm quyền buộc đình bản ngay trước ngày Hội nghị báo giới Trung Kỳ, cơ quan ngôn luận chuyển tải cuộc đấu tranh bị bóp nghẹt.

Trước tình hình nầy, báo Kinh Tế Tân Văn của Phạm Bá Nguyên sau 3 tháng im hơi đã phát hành số kế tiếp, lấy tên số 1, ra ngày 8/4/1937. Địa chỉ tòa soạn chuyển từ đường Gia Hội (Chi Lăng hiện nay) sang đường Jules Ferry (Lê Lợi hiện nay), địa điểm của báo Nhành Lúa trước đó. Nguyễn Xuân Lữ, nguyên Chủ nhiệm báo Nhành Lúa đứng tên là Quản lý, Phạm Bá Nguyên là Chủ nhiệm.

Nội dung số 1 nêu tiêu đề “Số đặc biệt về Hội nghị Báo giới Trung Kỳ”. Toàn bộ trang đầu của số 1 dành để đăng bài tường thuật “Hội nghị Báo giới Trung Kỳ”, đưa nguyên văn “Nghị quyết thứ nhất”, “Nghị quyết thứ hai” và “Chương trình hành động” với chú thích “Biên bản của Ủy ban cậy đăng”, kèm theo đoạn viết ngắn của K.T.T.V “Chỉ một câu phi lộ”, nói rõ ý định chuyển từ kinh tế sang chính trị: “Một nhà kinh tế học Đức giải chữ kinh tế như thế nầy: “Kinh tế là cái kết tinh của chính trị”... Tờ báo K.T.T.V chúng tôi ra đời, trong khi chúng bạn nó, anh chị nó, bị chết, bị giết một cách rất đau thương, nó muốn nói nhiều lời lắm nhưng nghẹn cả cuống cổ. Tuy vậy trong buổi sơ ngộ tay bắt mặt mừng cũng cần nói một câu gì chớ?”. Phần còn lại chủ yếu đăng toàn văn Bản báo cáo của Hải Triều tại Hội nghị Báo giới Trung kỳ ngày 27/3/1937, lên án chính sách bóp nghẹt tự do báo chí và đưa lại tin của báo T.DKhủng bố ở Quảng Ngãi”.

Từ đây, báo Kinh Tế Tân Văn do Phạm Bá Nguyên làm Chủ nhiệm trở thành diễn đàn duy nhất chuyển tải hoạt động đấu tranh của giới báo chí và người lao động. Liên tục trong các số 2,3, Kinh Tế Tân Văn viết về tiến tới “Toàn quốc hội nghị của các nhà viết báo Đông Dương”, “Đông Dương Đại hội của các nhà viết báo viết sách”, “Lại vấn đề tự do lập nghiệp đoàn”, “Viện Dân biểu còn đợi gì, không yêu cầu phổ thông đầu phiếu”, “Lời hiệu triệu của Ủy ban tổ chức Hội nghị Báo giới Bắc Kỳ”; “Lịch sử của Paris Công xã”… Sau số 3 ngày 24/4/1937, Kinh Tế Tân Văn bị cấm xuất bản.

Dù chỉ 4 số báo, nhưng với sự điều hành của Phạm Bá Nguyên, Kinh Tế Tân Văn đã hoạt động rất linh hoạt, đóng góp tích cực vào cuộc vận động đấu tranh của giới báo chí và nhân dân lao động, theo chủ trương của Xứ ủy Trung Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luôn giữ cái tâm trong sáng của người làm báo

Chiều 6/8, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo tỉnh (8/8/1989 - 8/8/2024). Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Luôn giữ cái tâm trong sáng của người làm báo
Tri ân những nhà báo liệt sĩ

Những ngày tháng 7 thiêng liêng, hòa chung niềm tiếc thương và biết ơn vô hạn mà toàn dân tộc dành cho các liệt sĩ đã ngã xuống cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người làm báo Việt Nam thành kính hướng về các nhà báo liệt sĩ với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Tri ân những nhà báo liệt sĩ
Vì tôi quá yêu Huế mình

"Tôi đã viết về những gì là vẻ mộc mạc cho đến vẻ cao sang của Huế bằng cả ​trái tim, để người đọc, đã yêu Huế rồi thì yêu Huế thêm nữa-Nhà báo Hoàng Thị Thọ chia sẻ, về hai cuốn sách "Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế” và “Xin đi từ thơ ấu” của chị, sắp được ra mắt.

Vì tôi quá yêu Huế mình
Điều nhà báo cần học chính là công nghệ

Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
Nhớ thời làm báo “phong trào”

Mãi đến năm 1988, tôi mới sống hẳn với nghề làm báo, mới có thẻ nhà báo và trở thành hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Nhưng trước đó 23 năm, ngay từ năm 1965, khi còn là học sinh lớp Đệ Nhất (lớp 12) của trường Quốc Học Huế, tôi đã chính thức lao vào việc viết báo, làm báo. Không kể những tờ báo học trò viết tay trước đó, năm 1965, trong phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh (TNSVHS) ở các đô thị miền Nam Việt Nam, tôi được giao nhiệm vụ thực hiện tờ báo Vượt Sóng của lực lượng TNSVHS Tranh thủ Hòa bình tỉnh Quảng Nam, tại Hội An.

Nhớ thời làm báo “phong trào”

TIN MỚI

Return to top