ClockThứ Bảy, 16/09/2017 13:26

Gắn bó keo sơn

TTH - Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” năm 2017 triển khai ở huyện A Lưới nhận được nhiều bài viết cảm xúc về quá trình xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, về truyền thống tốt đẹp của người dânhai bên biên giới.

Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác đặc biệt Việt-Lào

Là người con của đồng bào Cơ Tu, Thượng úy Trương Công Hạ, Trợ lý Chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện A Lưới chọn chủ đề về gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào để dự thi. Bởi anh đã có những ngày cùng đơn vị và bộ đội biên phòng hành quân sang giúp dân ở bản Ka Lô, Sê Sáp nước bạn Lào. Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Lào trong công cuộc xây dựng và phát triển hôm nay trong anh không bao giờ phai nhạt.

Thượng úy Hạ cho hay: "Mô hình kết nghĩa đã góp phần thực hiện chủ trương của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Sê Kông và Salavan (Lào) về việc thực hiện hiệu quả Hiệp định về quy chế biên giới Việt - Lào và tăng cường đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, từng bước xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác đặc biệt".

Qua chủ đề “Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”, Thiếu tá Hồ Văn Việt, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân đã tham gia bài dự thi với phần liên hệ thực tiễn miêu tả về quá trình hoạch định phân giới cắm mốc giữa Thừa Thiên Huế và hai tỉnh Salavan, Sêkông của nước bạn Lào. Anh chia sẻ: “Quá trình thực hiện tôn tạo và tăng dày hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào đoạn qua Thừa Thiên Huế là biểu tượng vững chắc của sự đoàn kết hữu nghị, gắn bó keo sơn của hai Đảng, hai Nhà nước nói chung, cũng như tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Sê Kông và Salavan (Lào) nói riêng. Tôi khai thác vấn đề này nhằm nêu rõ những thành tựu của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới, là yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong giai đoạn tiếp theo".

Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào” đã lôi cuốn sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, người dân và học sinh trên địa bàn huyện A Lưới. Nhiều bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm cao về nội dung, trình bày, thể hiện tình cảm sâu đậm, gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân Việt Nam- Lào; những kỷ niệm sâu sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ chính quyền và Nhân dân Lào trên khu vực biên giới giữa hai nước.

Bộ đội Việt Nam giúp dân Sê Sáp (Lào) làm nhà ở, ổn định cuộc sống

Nhiều bài sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các chứng cứ lịch sử liên quan đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của quân và dân hai nước Việt - Lào trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; các tư liệu về công tác bảo vệ biên giới của quân và dân hai nước Việt Nam - Lào; dự án tôn tạo tăng dày mốc quốc giới tuyến Việt Nam - Lào.

Một số bài có tính thời sự sâu sắc thể hiện quan điểm của Chính phủ Việt Nam - Lào trong tiếp tục củng cố tình đoàn kết gắn bó thủy chung của hai quốc gia, hai dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn, có tính sống còn của mỗi quốc gia trong hỗ trợ nhau bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đến ngày 12/9, Ban Tuyên giáo Huyện ủy A Lưới tiến hành chấm sơ khảo hơn 510 bài dự thi từ các cơ quan, địa phương, đơn vị gửi về. Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy A Lưới Hồ Đàm Giang nhận xét: Nhiều bài viết lựa chọn vấn đề đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra. Trong đó, tập trung phản ánh tinh thần đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện và phát triển qua các giai đoạn. Qua cuộc thi, các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị sẽ tiếp tục phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, nhất là Nhân dân hai bên biên giới cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới quốc gia, gắn với bảo vệ tình cảm cao đẹp của hai dân tộc đời đời bền vững như dãy Trường Sơn hùng vĩ nối liền hai nước Việt – Lào anh em.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm no nhờ biển

12 tuổi đã theo cha đi biển, đến nay anh Lê Văn Tiến (xã Phú Hải, huyện Phú Vang) đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với biển khơi; từ hai bàn tay trắng, anh đã trở thành “ông chủ”.

Ấm no nhờ biển
Ở đâu khó, có ông Khâu

Niềm vui từ hơn 30 năm “gắn bó” với các cương vị Trưởng thôn, Bí thư chi bộ và hiện tại là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, năm 2023, ông Lê Thanh Khâu (thôn A Lưới, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) vinh dự được Tỉnh ủy tuyên dương; được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Ở đâu khó, có ông Khâu
75 năm ấy biết bao nhiêu tình

Sau 75 năm, tinh thần sẻ chia giữa hai đất nước Việt Nam - Lào “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, giúp bạn là tự giúp mình” vẫn được Ban Liên lạc Quân tình nguyện Việt Nam - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục trao truyền, nhằm phát huy truyền thống vẻ vang và những thành quả mà các thế hệ cha anh đã đạt được.

75 năm ấy biết bao nhiêu tình
Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và duy trì chặt chẽ

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã có bài trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam tại Lào.

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và duy trì chặt chẽ

TIN MỚI

Return to top