ClockThứ Ba, 07/05/2024 08:26

Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ

Trước giờ khai Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, nhiều người dân Điện Biên trải qua một đêm không ngủ để chờ đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị chỉ huy tối cao Chiến dịch Điện Biên PhủÝ nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

 Đoàn Cựu chiến binh khắp các tỉnh, thành cũng về Điện Biên xem diễu binh, diễu hành.

Sáng 7/5, thời tiết trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ khá mát mẻ. Từ khi bình minh chưa ló rạng, khắp các phố phường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã rộn ràng. Các khối tham gia diễu binh, diễu hành, các lực lượng phục vụ lễ kỷ niệm sẵn sàng trong sự hồi hộp, phấn khởi và tự hào. Người dân và du khách từ sáng sớm đã đổ về nhộn nhịp trên khắp các tuyến đường háo hức, chờ đợi. Một không khí rộn ràng, hào hùng chưa từng có trên mảnh đất Điện Biên anh hùng.

Từ 1 giờ ngày 7/5, từng đoàn người đã đổ về khu vực Sân vận động tỉnh, nơi diễn ra Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và trên khắp các tuyến phố nơi có lực lượng diễu binh, diễu hành đi qua. Người dân chọn cho mình chỗ đứng thuận tiện nhất để có thể theo dõi màn diễu binh, diễu hành kỷ niệm. Nhiều người dân mặc áo cờ đỏ sao vàng, trên má dán sticker hình trái tim và tay cầm những lá cờ nhỏ để sẵn sàng chờ đợi các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua.

Đoàn Cựu chiến binh khắp các tỉnh, thành cũng về Điện Biên xem diễu binh, diễu hành. 

Mặc dù trong suốt những ngày qua, lực lượng diễu binh, diễu hành đã luyện tập, hợp luyện, sơ duyệt cũng như tổng duyệt trên nhiều tuyến phố. Thế nhưng sức hút của hoạt động này đến ngày diễn ra chính thức lễ kỷ niệm càng thu hút đông đảo người dân theo dõi hơn.

Cựu chiến binh Trần Khắc Ánh, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên phấn khởi cho biết, do nhà khá xa nên ông mang theo bánh mì, nước uống, đi từ 2 giờ sáng, ông đã chọn được chỗ đứng tại ngã 4 khu vực Đồi A1, Nghĩa trang liệt sỹ A1 để có thể theo dõi tất cả các khối diễu binh, diễu hành đi qua. “Mặc dù tuổi đã cao, cũng khá mệt khi mất ngủ nhưng tôi cảm thấy vô cùng hào hứng và tràn đầy niềm tự hào của người Điện Biên. Để được tận mắt xem, cổ vũ diễu binh, diễu hành, sống lại cảm giác hào hùng của thế hệ cha anh ngày xưa, dù mệt cũng xứng đáng” – cựu chiến binh Trần Khắc Ánh chia sẻ.

Những em nhỏ với trang phục rực rỡ cờ hoa theo người lớn đi xem diễu binh, diễu hành. 

Với chị Vũ Thị Thùy từ Thành phố Hà Nội cùng nhóm bạn lên Điện Biên du lịch vào đúng dịp 7/5, chị cũng không thể bỏ lỡ cơ hội được sống cùng không khí hào hùng với người dân Điện Biên, chị đã chuẩn bị áo cờ đỏ sao vàng và những lá cờ cầm tay để đi xem, cổ vũ diễu binh, diễu hành. Đêm qua, cả nhóm quyết định không ngủ để ra đường.

Khoảng 4 giờ 30 phút, lực lượng chức năng bắt đầu thực hiện lệnh cấm các loại phương tiện (trừ xe ưu tiên) đi vào khu vực Sân vận động tỉnh Điện Biên. Người dân đã phủ kín khu vực ngã 4 Nghĩa trang A1 sẵn sàng chờ đón các khối diễu binh, diễu hành đi qua. Dù đến 7 giờ, trời bắt đầu có mưa nhưng vẫn không làm giảm sự náo nức của những người có mặt.

Để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, tạo điều kiện cho nhân dân, khách du lịch di chuyển an toàn, thông suốt trong ngày diễn ra lễ kỷ niệm, lực lượng chức năng thực hiện việc cấm đường, phân luồng trên 7 tuyến trong toàn thành phố. Trong đó, cấm đường Võ Nguyên Giáp đoạn từ sau ngã ba giao với đường Đỗ Nhuận (đường đi Khu du lịch sinh thái Him Lam) đến ngã ba giao với đường Nguyễn Trãi (đường vào trại 1); đường Hoàng Công Chất đoạn từ Sân vận động tỉnh đến ngã tư giao với đường Nguyễn Ngọc Bảo (đường đôi cạnh chợ Noong Bua) và cấm toàn bộ các tuyến đường: Trường Chinh, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Phú Xuyên Khung, Trần Can, Phan Đình Giót.

Đồng bào dân tộc Thái ở các bản làng về theo dõi diễu binh, diễu hành trên các tuyến phố. 

 Đông đảo người dân có mặt từ rất sớm tại các tuyến đường để theo dõi các khối diễu binh, diễu hành đi qua.

Người dân phủ kín hai bên đường Hoàng Văn Thái để theo dõi diễu binh, diễu hành. 

 
 Lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến phố.

Vào lúc 7 giờ 15 phút, Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ chính thức diễn ra tại mảnh đất Điện Biên lịch sử. Buổi lễ sẽ mở đầu bằng chương trình nghệ thuật của Đội Quân nhạc Quân đội; biểu diễn trống hội của 1.000 sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân; Lễ chào cờ. Trọng tâm là Lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu bằng 21 loạt pháo 105mm trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó là phần trình diễn của máy bay trực thăng Không quân Việt Nam mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua Lễ đài. Sau đó sẽ là màn diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 12.000 người. Trong đó, lực lượng của Bộ Quốc phòng có đội pháo lễ, không quân, tiêu binh lễ đài, các khối đứng và 16 khối diễu binh, diễu hành. Lực lượng của Bộ Công an gồm các khối đứng và 9 khối diễu binh, diễu hành. Tỉnh Điện Biên tham gia diễu binh, diễu hành gồm ba khối nghi trượng, khối diễu binh nữ dân quân các dân tộc Tây Bắc và các khối diễu hành quần chúng.

Tham gia lễ kỷ niệm còn có 20 khối làm nền trên sân và trên khán đài. Đội hình diễu binh, diễu hành theo thứ tự các khối Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các khối khác sẽ di chuyển từ Sân vận động tỉnh đến ngã 4 Nghĩa trang A1, sau đó chia làm 3 nhánh đi theo đường Võ Nguyễn Giáp về phía đường 7/5, một nhánh đi về Khu Đô thị Bom La (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) và nhánh còn lại đi theo hướng đường Nguyễn Hữu Thọ.

Hoạt động diễu binh, diễu hành trong Lễ Kỷ niệm nhằm tái hiện khí thế hào hùng của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; thể hiện khí phách, sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường; sự lớn mạnh và trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giữ vững bản chất cách mạng, phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng; khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới, sáng tạo; thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua đó góp phần vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 vào tối 22/12, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong và lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã trao cờ đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025
70 năm Hiệp định Geneva: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

Theo Tổng biên tập tờ Resumen Latinoamericano của Argentina, ông Carlos Aznarez, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, cách đây 70 năm, là một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

70 năm Hiệp định Geneva Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới
Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) bắt đầu, mặc dù Thừa Thiên Huế còn là vùng “tạm chiếm” của đối phương, nhưng rất nhiều người con của Cố Đô, do chuyển ra các tỉnh phía bắc từ trước, đã tham gia Chiến dịch ĐBP trên nhiều cương vị khác nhau. Trong số đó, có 3 nhân vật do chút “duyên” quen biết, từ nhiều năm trước...

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ
Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên (1953 - 1954)

Giữa năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng thuận lợi cho ta hơn. Quân ta liên tiếp giành chiến thắng ở Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… dồn địch vào thế bị động. Phong trào chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở khắp các vùng miền, vùng giải phóng được mở rộng thêm.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên 1953 - 1954
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa

TIN MỚI

Return to top