ClockThứ Năm, 15/05/2025 05:04

Người con của bản

HNN - Trong sự phát triển của mảnh đất biên giới quê hương có đóng góp của Trung tá Lê Anh Tuấn, Đồn Biên phòng Quảng Nhâm, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thượng (A Lưới).

Thăm, tặng quà cho lực lượng bảo vệ biên giới và người dân bản Sê Sáp Tặng quà cho Nhân dân bản Sê SápBàn giao nhà Đại đoàn kết cho người dân biên giới

 Trung tá Tuấn (thứ 3 bên trái) cùng đồng đội và người dân tuần tra đường biên, cột mốc

Trung tá Tuấn vinh dự được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế tặng giấy khen và đề nghị Bộ Tư lệnh Biên phòng tặng bằng khen trong tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đối với người dân xã Hồng Thượng, Trung tá Tuấn (người dân tộc Pa Cô) là con của bản, cùng lo nỗi lo, vui niềm vui với bà con. Bà Hồ Thị Thảo, Trưởng thôn Cân Tôm nói rằng: Nhiều năm qua, bước chân của Trung tá Tuấn in dấu khắp những thôn, làng để gần gũi, lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn, những nguyện vọng, mong ước của bà con. Trung tá Tuấn quan tâm đặc biệt các hộ nghèo, cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, từ đó có những tham mưu, đề xuất sát thực tế, góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; triển khai những mô hình phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả...

“Những năm qua, Trung tá Lê Anh Tuấn đã cùng với các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Hồng Thượng đoàn kết, thống nhất cao, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, giữ vững và củng cố quốc phòng - an ninh, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” - Thượng tá Lê Hồng Tuyên, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP thành phố chia sẻ.

Trung tá Tuấn đã cùng tập thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đề ra nhiều giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh các chương trình mục tiêu Quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Năm 2019, thời điểm Trung tá Tuấn đến xã Hồng Thượng nhận nhiệm vụ, hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao. Nhưng đến cuối năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm mạnh (hộ nghèo còn dưới 5%, hộ cận nghèo còn dưới 12%), đạt tiêu chí của xã nông thôn mới.

Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến năm 2024, trên địa bàn xã có trên 220 ngôi nhà đã làm xong; trong đó mồ hôi, tâm huyết, công sức của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quảng Nhâm đóng góp là không đong đếm. Có 4 ngôi nhà do BĐBP thành phố hỗ trợ toàn bộ kinh phí, với tổng số tiền gần 360 triệu đồng. Xã Hồng Thượng đang tiếp tục triển khai xóa 10 nhà tạm, khẳng định trách nhiệm của chính quyền địa phương và lực lượng BĐBP, xây dựng bồi đắp niềm tin trong Nhân dân.

Là “cầu nối” vững chắc giữa địa phương và BĐBP,  Trung tá Lê Anh Tuấn đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp với Đồn Biên phòng Quảng Nhâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về trách nhiệm trong tham gia bảo vệ đường biên, mốc quốc giới.

Năm qua, Nhân dân đã cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quảng Nhâm tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới với gần 25.000 lượt người tham gia; cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo thực nhiệm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

“Trung tá Lê Anh Tuấn vừa đến nhận công tác tại Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt. Chúng tôi tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm của một Phó Bí thư Đảng ủy xã và trách nhiệm, tâm huyết dành cho người dân và mảnh đất biên giới, Trung tá Tuấn sẽ tiếp tục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ” - Trung tá Cao Chí Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP thành phố nói.   


Bài, ảnh: Văn Toàn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vị lãnh đạo tài ba, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sớm giác ngộ, tham gia cách mạng từ năm 20 tuổi, tháng 7 năm 1937, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và làm Bí thư Chi bộ thôn Niêm Phò - tổ chức Đảng đầu tiên của huyện Quảng Điền. Năm tháng sau khi vào Đảng, đồng chí đã được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, lúc mới 24 tuổi.

Vị lãnh đạo tài ba, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế
Ẩm thực vùng cao, khởi nguyên của văn hóa làng bản

Khó mà kể hết được những món ăn truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số. Rất ít món ăn thất truyền cho thấy, dù thời nào đi chăng nữa, ẩm thực vùng cao vẫn luôn gắn chặt với đời sống người dân bản địa.

Ẩm thực vùng cao, khởi nguyên của văn hóa làng bản
Người con hiếu thảo

Đêm ở phòng bệnh nặng quá dài, bởi lúc người bệnh này, khi bệnh nhân khác rên la vì cơn đau. Có lúc cả phòng “nhốn nháo” vì y, bác sĩ trực cùng tập trung cấp cứu cho bệnh nhân ngay tại giường bệnh. Chập chờn, ngắt quãng, nhưng người nhà chăm bệnh, ai nấy vẫn cố gắng tranh thủ chợp mắt từng chặp để giữ sức.

Người con hiếu thảo
Người con của vùng nôi cách mạng

Ông Hồ Văn Rãi ở xã Bắc Sơn (nay là xã Trung Sơn), nguyên Bí thư quận 1 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là nhân chứng lịch sử từ khi phong trào cách mạng ở A Lưới được khởi nguồn tại thôn A Đeeng và lan rộng ra toàn huyện.

Người con của vùng nôi cách mạng

TIN MỚI

Return to top