ClockThứ Ba, 24/05/2016 21:44

Cần chuyển đổi ngành nghề phù hợp ở các địa phương

TTH.VN - Chiều 24/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan có buổi làm việc với xã Quảng Thọ và thị trấn Sịa (Quảng Điền) về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Theo lãnh đạo của hai địa phương, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả khả quan, có nhiều ngành nghề phù hợp được đào tạo ở địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn xã trong những năm qua. Hệ thống dạy nghề cho lao động nông thôn không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; tiếp cận sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác; đào tạo nghề cho nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên các lĩnh vực kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cũng gặp phải nhiều khó khăn như lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp nên việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp – dịch vụ gặp khó khăn. Người dân chưa nhận thức việc học thêm nghề mới là cần thiết để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên làm giàu. Độ tuổi tham gia các lớp học đều trên 40 tuổi. Họ đăng ký học rất đông nhưng lại bỏ học giữa chừng khiến nhiều địa phương phải hủy lớp. Các doanh nghiệp hoạt động mang tính nhỏ lẻ nên lao động sau khi học nghề xong đã đi làm ăn xa để có thêm thu nhập.

Làm việc với lãnh đạo 2 xã, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung ghi nhận những kết quả mà xã Quảng Thọ và thị trấn Sịa đã làm được trong thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các ngành phải nắm bắt tình hình, lấy cơ sở để tham mưu cho tỉnh triển khai các kế hoạch đào tạo nghề phù hợp ở nông thôn; đồng thời cần đánh giá lại công tác đào tạo nghề, không phải mở ra cho đủ lớp mà chỉ dạy những ngành nghề phù hợp và chú ý đến việc tạo việc làm cho người dân sau khi học nghề. Các địa phương cũng cần nghiên cứu phương án lao động nông thôn có độ tuổi trên 40 thì nên học những nghề phù hợp để đem lại năng suất lao động.

                                                                                                          Huế Thu 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường, chỉnh trang khu dân cư đã trở thành điểm nhấn, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn
Xã Phong An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Sáng 15/10, xã Phong An (Phong Điền) tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Dự buổi lễ có các đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh và lãnh đạo huyện Phong Điền, cùng đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân địa phương.

Xã Phong An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Đưa sách về với học sinh nông thôn

Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).

Đưa sách về với học sinh nông thôn

TIN MỚI

Return to top