ClockThứ Năm, 04/07/2024 09:51

Hãy tỉnh táo hỡi các bạn nữ

TTH - Đó là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở đến với các bạn nữ hiện nay, nhất là các bạn sinh viên sống xa gia đình trước đầy rẫy cạm bẫy của cuộc sống. Xa quê, xa gia đình, bạn bè và người thân, các bạn dễ dính vào những lời dụ dỗ, đường mật của các đối tượng xấu.

Giả mạo cán bộ thuế, 2 chủ doanh nghiệp bị lừa 430 triệu đồng

 Đối tượng Long (giữa) bị Công an TP. Huế bắt giữ về hành vi giả danh công an để lừa đảo

Thực tế, dù đã được cảnh báo của lực lượng chức năng về những chiêu thức lừa đảo của các đối tượng xấu, nhưng vẫn có người dính bẫy. Bằng lời dụ dỗ ngọt ngào, các đối tượng dễ dàng tạo lòng tin để rồi lừa đảo cả tình lẫn tiền. Hậu quả là, sau khi lừa được, các đối tượng “lặn” mất tăm để lại nỗi đau buồn cho các nạn nhân nữ.

Trên địa bàn tỉnh đã từng xảy ra các vụ việc nữ sinh bị dính bẫy của đối tượng xấu mất cả tình lẫn tiền. Bằng việc quen qua mạng, đối tượng “nổ” mình làm trong ngành công an. Sau nhiều lần tâm sự, tỉ tê trên mạng xã hội, cả 2 đã quen nhau và tạo được lòng tin. “Tình yêu” bắt đầu giữa 2 người.

Không ít lần đối tượng đã về phòng trọ của nữ sinh. Và một ngày, đối tượng đã viện cớ mượn chìa khóa phòng trọ và “cuỗm” luôn máy tính xách tay, máy nghe nhạc, điện thoại di động rồi mất dạng.

Qua mô tả nhận dạng, giọng nói, thủ đoạn gây án trong các vụ lừa tiền, đoạt tình của đối tượng giống hệt nhau. Vì vậy, Công an TP. Huế khẳng định, dù dưới “vỏ bọc” bằng những cái tên giả, nhưng đối tượng gây án chỉ có một. Với quyết tâm phá án cao, Công an TP. Huế đã thành lập chuyên án và đã bắt giữ được đối tượng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đối tượng khai nhận, trong một lần lang thang ra Hà Nội, y đã đến tiệm ảnh chụp ảnh căn cước, sau đó nhờ thợ xử lý ảnh ghép hình áo quần công an, cấp bậc thiếu úy vào. Có được tấm ảnh mặc cảnh phục công an làm “bảo bối”, đối tượng đã cắt một tấm để trong ví nhằm “lừa bịp” các nữ sinh viên nhẹ dạ.

Một số hình nhỏ được đối tượng dán vào cuốn “sổ công tác” luôn cầm trên tay. Khi đi “tán tỉnh” các nữ sinh, đối tượng luôn “vô tình” để quên cuốn sổ có dán ảnh để các cô gái tin chắc rằng, mình đã yêu được một anh công an “xịn”. Với thủ đoạn trên, đối tượng đã thực hiện hàng loạt vụ lừa tình, lừa tiền của các nữ sinh viên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Mới đây, một ngày cuối tháng 6/2024, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Huế tiếp nhận tin báo của chị Phan Thị N.Q. (SN 2004), là sinh viên một trường đại học trên địa bàn TP. Huế về việc, có một người tự xưng là cán bộ Đội Điều tra tổng hợp Công an TP. Huế hẹn làm việc.

Người này tiếp xúc với chị Q, đưa “thẻ công an” có hình ảnh người này đang mặc quân phục kèm “giấy triệu tập làm việc”, sau đó đối tượng lấy số điện thoại và nhiều lần hẹn chị Q. ra quán cà phê.

Nhận tin báo, Đội CSHS Công an TP. Huế nhanh chóng xác minh, làm rõ đối tượng này là Văn Hữu Long (SN 1997), trú tại xã Thủy Bằng (TP. Huế). “Thẻ công an” và các giấy tờ đều được đối tượng làm giả. Tại cơ quan công an, Long khai nhận, mục đích giả danh công an để tiếp cận các sinh viên nữ với mục đích, ý đồ xấu. Hiện Cơ quan Công an TP. Huế đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý Văn Hữu Long theo quy định pháp luật.

Lợi dụng ưu thế là vẻ bề ngoài đẹp trai, có tài ăn nói, đối tượng đã lên mạng làm quen với các nữ sinh viên trẻ đẹp, gia đình có điều kiện để thực hiệc việc lừa đảo. Nhiều cô gái vì xấu hổ, sợ khai báo sẽ “mất danh dự” nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt.

Hãy tỉnh táo hỡi các bạn nữ, đừng sa đà chát chít qua mạng để rồi bị các đối tượng xấu giả danh công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đừng để sự việc đã rồi thì đã quá muộn, ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống, học tập của mình.

Bài, ảnh: TÂM ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỉnh táo trước thông tin ngành “hot”

Trong bối cảnh nhiễu loạn thông tin tuyển sinh, xu hướng thí sinh thích lựa chọn ngành “hot” có thể dẫn đến những sai lầm mà thí sinh cần đặc biệt chú ý.

Tỉnh táo trước thông tin ngành “hot”
Tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu

Có thể nói, để đối phó với đại dịch, nhiều biện pháp hạn chế đi lại và đặc biệt là các hạn chế kéo dài đã gây ra những tổn thất lớn cho cuộc sống, mang lại nhiều sự mệt mỏi, tù túng, cũng như tác động đến sinh kế và nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc nhiều quốc gia hướng đến xem xét COVID-19 như bệnh đặc hữu, trong đó tất cả các giới hạn về giờ giấc của các hoạt động kinh doanh và giới hạn 50% công suất cho các sự kiện xã hội đều được xóa bỏ đã được nhiều người hoan nghênh và vui mừng.

Tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu
Tỉnh táo khi tham gia mạng xã hội

Mạng xã hội (MXH) sẽ là một công cụ tốt giúp học sinh (HS) tiếp cận thông tin và tiến xa hơn trong học tập, nhưng MXH đồng thời cũng sẽ là cái bẫy vô cùng nguy hiểm có thể hủy hoại chúng ta nếu như chúng ta không biết chọn lọc, không tỉnh táo…

Tỉnh táo khi tham gia mạng xã hội

TIN MỚI

Return to top