ClockThứ Tư, 05/10/2016 13:55

Vì sao vào thẳng khoa cấp cứu không được BHYT thanh toán tiền khám bệnh?

Theo Bộ Y tế, từ trước đến nay, nếu người bệnh đến thẳng đơn vị điều trị, dù khoa Cấp cứu, quỹ BHYT cũng không chi trả tiền khám bệnh. Hướng dẫn mới của Bộ Y tế sẽ tăng thêm quyền lợi cho bệnh nhân, khi các bệnh viện phải thực hiện thanh toán theo quy định.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, trước đó ngày 27/9 Bộ Y tế ban hành công văn số 7117/BYT-KH-TC để làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế về việc thực hiện Thông tư 37.

Bệnh nhân vào thẳng khoa Cấp cứu, không qua khoa Khám bệnh, thì tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú, điều trị mà quỹ BHYT thanh toán chi phí theo quy định. Ảnh: H.Hải

Sau công văn này, một số báo có đưa tin về nội dung hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh cho người bệnh vào khoa cấp cứu không qua khoa khám bệnh. Tuy nhiên, thông tin đăng tải chưa đầy đủ, chính xác; hoặc một số báo lấy tiêu đề “không thanh toán tiền khám bệnh khi đi cấp cứu…”. Việc thông tin như vậy có thể dẫn đến người dân hiểu không đúng vấn đề.

Thực tế trước khi có công văn hướng dẫn cụ thể này ra đời, người bệnh khi đến thẳng khoa Cấp cứu tại các bệnh viện (mà không qua khoa Khám bệnh) và phải nhập viện điều trị, thì quỹ BHYT không chi trả tiền khám bệnh ban đầu mà chỉ chi trả tiền nằm điều trị nội trú sau đó.

Theo ông Liên, tại điểm C mục 1 công văn 7117/BYT-KH-TC nêu trên có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh.

Cụ thể, với trường hợp người bệnh vào thẳng khoa Cấp cứu, không qua khoa Khám bệnh, nếu thời gian người bệnh nằm điều trị, theo dõi dưới 4 giờ thì sẽ được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

Còn nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên tại khoa Cấp cứu người bệnh được thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định nhưng không được thanh toán tiền khám bệnh.

Theo Bộ Y tế, nội dung hướng dẫn trên áp dụng với trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh. Còn khi người bệnh vào đăng ký và khám bệnh tại khoa khám bệnh theo đúng tuyến thì việc thanh toán tiền khám bệnh vẫn được thực hiện theo quy định.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Chạy đua cập nhật sinh trắc học: Để giao dịch ngân hàng thông suốt

Theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt. Thực tế, không đợi tới khi quy định về xác thực sinh trắc học (STH) này ban hành, các ngân hàng mới triển khai đến khách hàng mà trước đó, để đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân, nhiều ngân hàng đã áp dụng xác thực khuôn mặt sớm hơn quy định.

Chạy đua cập nhật sinh trắc học Để giao dịch ngân hàng thông suốt

TIN MỚI

Return to top