ClockThứ Năm, 14/07/2022 20:25

Văn hoá là hồn cốt, nền tảng xây dựng văn minh đô thị

TTH.VN - Làng văn hóa là cội nguồn sức mạnh trong phát triển, là hồn cốt, là nền tảng để xây dựng văn minh đô thị, nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn hóa mà chúng ta phải gìn giữ, phát huy.

Đích đến của thành phố du lịchTiếp cận cụ thể để có những sản phẩm văn hóa cụ thểNhân rộng mô hình làng văn hóa Phù BàiVăn hóa bình luận trên mạng xã hộiSẽ “làm chủ” công nghệ tổ chức festivalTạo sức lan tỏa giá trị văn hóa Huế

Chiều 14/7, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc nhằm khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.

Chú trọng cơ sở vật chất văn hóa

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trao đổi với các cụ cao niên làng văn hóa Thạch Bình

Trong thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện Đề án xây dựng “Thị trấn Sịa đạt chuẩn văn minh đô thị”, thị trấn Sịa đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức, gia đình, cá nhân. Nền nếp, truyền thống tốt đẹp của gia đình được gìn giữ, nhiều gia đình đạt danh hiệu là gia đình văn hóa cấp tỉnh, huyện. Mỗi gia đình thực sự là “pháo đài” vững chắc trong phong trào xây dựng khu phố văn hóa, văn minh đô thị.

Đáng chú ý là viêc xã hội hóa trong công tác huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và phục vụ các hoạt động thể thao được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Xây dựng và thực hiện tốt Quy ước của Tổ dân phố, tạo bước chuyển biến quan trọng trong nếp sống và hành vi của mỗi người dân. Đồng thời, chú trọng triển khai hiệu quả các dự án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn nhằm phục vụ cho du lịch. Kiểm kê, sưu tầm, lập hồ sơ khoa học cho hệ thống di sản văn hóa, lựa chọn những loại hình di sản đặc trưng để xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc sắc. Một trong những tiêu chí ấn tượng của thị trấn Sịa là tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Thư viện làng văn hóa Thạch Bình đã bổ sung lên đến hơn 4.500 đầu sách, phục vụ cho hàng nghìn lượt bạn đọc.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sịa, ông Lê Văn Hiền cho biết, đời sống tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên chính là động lực thúc đẩy chương trình xây dựng đời sống văn hóa và văn minh đô thị. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã có những chuyển biến tích cực. Tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, tính cố kết cộng đồng được phát huy; các lễ hội truyền thống được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng; công tác tôn tạo cảnh quan, di tích, đình làng và các công trình thuộc hệ thống thiết chế tín ngưỡng khác được nhân dân đồng tình ủng hộ đóng góp để xây dựng.

Cội nguồn sức mạnh phát triển

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi làm việc 

Tại chuyến khảo sát mô hình làng văn hóa Thạch Bình, thị trấn Sịa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá, làng văn hóa Thạch Bình là một trong những mô hình văn hóa cần được giữ gìn và nhân rộng. Mong muốn lớn nhất là những giá trị tốt đẹp của làng tiêu biểu như làng văn hóa Thạch Bình phải lan tỏa trong xã hội hiện đại. Vì vậy, cần tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để đưa văn hóa làng đến gần mọi người dân hơn, cũng như thị trấn Sịa tiếp tục phát huy gìn giữ những bản sắc văn hóa tốt đẹp của mình trong tương lai. Tiếp tục giữ gìn những nét đẹp sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, thông qua lễ hội là sợi dây kết nối tinh thần vô hình quy tụ bà con phương xa.

“Chuyến khảo sát là cơ sở để Tỉnh ủy đánh giá lại việc xây dựng làng văn hóa trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, trong đó, sự đóng góp của các họ tộc, các làng là rất quan trọng. Làng văn hóa là cội nguồn sức mạnh trong phát triển, là hồn cốt, là nền tảng để xây dựng văn minh đô thị, nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn hóa mà chúng ta phải gìn giữ, phát huy”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Quảng Điền, thị trấn trấn Sịa và các bậc cao niên của làng văn hóa Thạch Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý việc phát huy bản sắc, giữ gìn những nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục văn hóa làng là vấn đề cần quan tâm trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Mong muốn các trưởng họ tộc, lãnh đạo huyện, thị trấn tập trung trao đổi, đề xuất những khó khăn, vướng mắc, trong quá trình xây dựng làng văn hóa tại cơ sở.

Tặng sách đến Thư viện làng văn hóa Thạch Bình 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy gợi mở, những công trình văn hóa trên địa bàn cần trùng tu nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thống kê, phân loại. Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao trao đổi với lãnh đạo cấp huyện, xã về danh mục các công trình cần đầu tư trong những năm tiếp theo để đưa vào kế hoạch; xây dựng dư địa chí cho các làng văn hóa; sưu tầm, xây dựng dự liệu số hóa những di chỉ, sắc phong… Đối với các trưởng họ, trưởng tộc thì cần rà soát lại những lễ hội, củng cố hương ước mang tính chất tiên tiến, giải quyết tốt mối quan hệ giữa gìn giữ và phát triển văn hóa làng.

 “Quảng Điền nói chung, các làng văn hóa như Thạch Bình, Khuông Phò, Uất Mậu nói riêng cần tiếp tục đẩy mạnh vai trò họ tộc trong việc chung tay với chính quyền xây dựng văn minh đô thị, nông thôn mới; áp dụng công nghệ, tiếp tục số hóa các tư liệu quý, sắc phong, hương ước; rà soát, tổ chức những lễ hội truyền thống ngày càng bài bản hơn, có tính kế thừa; củng cố hương ước để duy trì văn hóa làng xã; nhân rộng hơn nữa các phong trào của tỉnh, huyện, xã phát động”- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top