ClockThứ Sáu, 02/02/2018 05:46

Hai bên là hàng cây cổ thụ

TTH - Sống ở Huế tròn ba mươi năm, cũng được chứng kiến nhiều đổi thay của Huế. Về mặt phát triển đô thị, đô thị được mở rộng rất nhiều.

An ninh trên vùng biển dưới triều NguyễnBảo vật hoàng cung triều Nguyễn: Tinh hoa của một triều đạiTriều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền quốc gia về biển, đảoBảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều NguyễnGiới thiệu hơn 100 phiên bản văn bản hành chính triều Nguyễn

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn nằm về phía tây TP. Huế.

Vùng này có địa hình đồi dốc nên đã tạo ra những con đường uốn lượn lên xuống rất đẹp. Nhiều lần đi qua những con đường này, tôi ước ao, nếu như hai bên đường được quy hoạch, trồng những hàng cây thì nó sẽ đẹp biết bao nhiêu.

Du khách đi dạo dưới hàng cây ở trước Đại Nội. Ảnh: Ng. Thắng

Sống ở Huế tròn ba mươi năm, cũng được chứng kiến nhiều đổi thay của Huế. Về mặt phát triển đô thị, đô thị được mở rộng rất nhiều. Riêng các con đường dẫn đến các lăng tẩm như Điện Biên Phủ, Lê Ngô Cát, Minh Mạng, Khải Định… đã được mở rộng và lưu thông thuận tiện hơn; nhà dân hai bên đường ngày càng được xây dựng nhiều… Nhưng riêng cây xanh trồng hai bên đường thì không có một sự thay đổi nào. Mảng xanh ở hai bên đường chỉ là trong nhà dân. Cũng có một vài cây thông hoặc một loại cây nào đó được trồng nhưng có vẻ như người dân tự trồng hơn là gắn với quy hoạch nào đó.

Nếu như vào Thành Nội, chỉ qua khỏi cửa Thượng Tứ, chúng ta đã thấy những con đường phủ dày hai hàng cây cổ thụ rất đẹp. Nó tôn lên vẻ cổ kính rêu phong cho Đại Nội. Di tích đẹp và gây thích thú cho người tham quan chính là những giá trị lịch sử, văn hóa mà bản thân nó mang lại. Nhưng một phần nữa, không kém quan trọng là dấu ấn thời gian mà nó để lại, trong đó có hệ thống cây xanh cổ thụ bởi nó “mách” cho những người đến đây một cảm giác hoàn toàn khác biệt, rằng, chúng ta đang đứng đối diện không phải cái của ngày hôm nay mà là cái của ngày hôm qua, rất xa… Đây chính là một cảm giác rất khác, rất thích thú khi được đi tham quan các di tích có tuổi đời nhiều trăm năm và hơn thế nữa.

Tôi đã từng được đi thăm quần thể Ăngkor của Siemriep (Campuchia) hai lần. Và lần nào cũng có cảm giác như là lần đầu tiên bởi sự cổ kính, kỳ vĩ , rộng lớn, bí ẩn… của nó. Khi cách quần thể Ăngkor chừng 20 km, tôi đã cảm nhận được rất rõ con đường này sẽ dẫn vào một di tích rất lâu đời nào đó nhờ hàng cây cổ thụ hai bên đường. Càng thú vị khi được hướng dẫn viên cho biết, con đường này là do một nước khác tài trợ kinh phí để làm. Khi thi công lại con đường, họ thiết kế tránh chặt mà giữ lại toàn bộ những hàng cây cổ thụ. Sự hồi hộp, chờ đợi của tôi được nhen lên không phải là khi được “chạm vào” di tích mà từ khi nhìn thấy hàng cây cổ thụ. Và tôi nhận ra rằng, con đường dẫn vào di tích nó cũng tạo nên một cảm giác khác lạ, thích thú chẳng khác nào khi ta được nhìn thấy di tích. Ở trong nước, khi được đi thăm chùa Hương (Hà Nội), phải trải qua một đoạn đường dài chèo thuyền trên suối Yên. Hai bên suối là đồng ruộng, nhìn xa xa đã thấy núi Hương Tích. Tương tự, khi đi thăm động Phong Nha (Quảng Bình) cũng vậy, du khách sẽ được ngao du trên sông Son hàng tiếng đồng hồ ngược dòng trước khi vào động. Ở Huế, cái cảm giác thú vị nhất trên con đường trước khi dẫn vào di tích có lẽ là khi đi thăm lăng Khải Định - khi cách di tích chừng cây số thì đây là một đoạn đường quanh co đồi dốc, hai bên là rừng thông rất đẹp. Có lẽ du khách cũng đã có cảm giác đã đến gần di tích từ đó…

Với những gì được trải nghiệm, với riêng tôi, con đường dẫn vào các di tích, quang cảnh hai bên đường dẫn vào di tích, nhất là cây xanh có lẽ nên xem là một phần của di tích. Bởi chẳng những làm đẹp hơn cho di tích mà nó còn là ấn tượng đầu tiên tạo nên sự hưng phấn, thích thú cho du khách.

Để tạo nên những hàng cây hai bên đường dẫn đến các di tích Huế không phải muốn là có ngay mà nó phải được quy hoạch, lựa chọn loại cây để trồng, chăm sóc… xem ra cũng là một khoản đầu tư tốn kém cả tiền bạc lẫn thời gian. Tính từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đến nay cũng đã hơn 30 năm, nếu chúng ta trồng được cây hai bên đường vào thời điểm đó thì bây giờ cây đã lớn, chưa cổ thụ nhưng hình dung con đường cũng đã có dáng vóc lắm rồi. Với cây xanh, không bao giờ là muộn. Và bây giờ chúng ta làm để ba, bốn mươi năm sau, hàng trăm năm sau con cháu chúng ta sẽ nhìn thấy được những hàng cây cổ thụ. Khi ấy, di tích sẽ được tôn thêm vẻ cổ kính rất nhiều.

Thiển nghĩ vậy...

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An Lăng!

An Lăng – khu mộ chung của ba thế hệ làm vua Triều Nguyễn, gồm: vua Dục Đức (cha), vua Thành Thái (con) và vua Duy Tân (cháu), nằm trên đường Duy Tân, phường An Cựu, TP. Huế.

An Lăng
Trang trọng hoạt động “Dâng tiến hương Xuân”

Nằm trong khuôn khổ của chương trình “Tết Huế 2023” do TP. Huế tổ chức, sáng 16/1 Ban tổ chức đã tổ chức lễ “Dâng tiến hương Xuân” nhằm tái hiện hoạt động “Tiến Cung” - cúng các vị vua triều Nguyễn vào dịp đón năm mới.

Trang trọng hoạt động “Dâng tiến hương Xuân”
Độc đáo kiến trúc lăng tẩm

Triều đình nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì đã để lại cho di sản Huế một khối lượng đồ sộ các đền đài, lăng tẩm...

Độc đáo kiến trúc lăng tẩm
Đến Huế thăm lăng

Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi Huế là xứ sở của “lăng miếu trùng vây”. Ngày nay, đặt chân tới Huế du lịch và tham quan, ít ai lại không một lần thăm viếng lăng tẩm nhà Nguyễn. Và hơn thế, Huế vẫn còn những di sản lăng mộ chưa được khai thác để trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

Đến Huế thăm lăng

TIN MỚI

Return to top