ClockThứ Hai, 21/02/2022 06:26

Gắn phục dựng, bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch

TTH - Từ định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, huyện A Lưới triển khai các hoạt động phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian và gắn với phát triển du lịch đặc trưng của địa phương.

Bảo tồn giá trị văn hóa từ cộng đồngXây dựng hồ sơ khoa học về nghề dệt Dzèng của người Tà Ôi

Sau các lớp truyền dạy, nghệ nhân tham gia vào các hoạt động lễ hội, du lịch

Phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian

Đầu năm 2022, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới phối hợp UBND xã A Roàng tổ chức lớp phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc Tà Ôi. Khác với những lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ trước đây, lớp phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian lần đầu được tổ chức dành riêng cho các nghệ nhân, người có đam mê tại địa phương để phục vụ du lịch. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: “Trước đây, mỗi năm tổ chức 3 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo. Lần này, có sự thay đổi khi tổ chức gắn với hoạt động du lịch. Đội ngũ được truyền dạy sẽ phục vụ du lịch tại địa phương, phục vụ các hoạt động lửa trại, các tour để du khách trải nghiệm”.

Mỗi lớp truyền dạy chừng 20 học viên, tổ chức học liên tục trong khoảng 1 tuần, tập trung vào các kỹ năng cơ bản, động tác, giai điệu, bài hát gần gũi, đa dạng kỹ năng trình diễn nhạc cụ, biểu diễn từ đơn ca, song ca, tốp ca, múa, hòa tấu nhạc cụ... Chương trình được xây dựng gắn với đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương, có sự phối hợp giữa bộ phận bảo tồn văn hóa và du lịch để nội dung đảm bảo tính gắn kết cho các hoạt động hướng đến.

Anh Viên Đăng Phú, người làm du lịch tại xã A Roàng theo học lớp truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc Tà Ôi cho biết, trước đây khi phục vụ du khách, cũng tổ chức các hoạt động văn nghệ nhưng dựa trên sự hiểu biết của mình. Khi được học các điệu múa, bài hát, kỹ năng bài bản, sẽ áp dụng vào làm du lịch nhằm tái hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mình.

Theo bà Hồ Thị Tư, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, trong năm 2022, với định hướng tổ chức các tour một ngày làm người Pa Cô, ngành văn hóa - thông tin với phối hợp địa phương sẽ tổ chức lớp phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc Pa Cô cho người làm du lịch tại làng du lịch cộng đồng tại A Nôr (xã Hồng Kim). Tại xã Hồng Hạ, sẽ tập trung truyền dạy văn nghệ dân gian của đồng bào người Cơ Tu.

Gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, với đặc trưng, thế mạnh của địa phương, A Lưới muốn tạo ra sản phẩm, khai thác giá trị bản sắc văn hóa gắn với du lịch để phục vụ du khách gần xa, góp phần phát triển du lịch và lan tỏa các giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Cuối năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3404/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”. Huyện ủy A Lưới cũng đã có Nghị quyết về Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin, một trong những chỉ tiêu hướng đến là sẽ tổ chức tái hiện lễ hội Ariêu Car, Ariêu A Za tại các ngày hội văn hóa do Trung ương, tỉnh, huyện tổ chức và 100% xã khôi phục, bảo tồn không gian làng văn hóa truyền thống. A Lưới sẽ tổ chức các hoạt động định kỳ để bảo tồn văn hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của A Lưới.

Huyện A Lưới đã và đang thực hiện kiểm kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm (truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, dân ca, dân vũ, nhạc cụ, quy trình, nội dung ý nghĩa của các lễ hội, trò chơi dân gian...); ưu tiên giữ gìn, bảo tồn các loại hình nghệ thuật biểu diễn cấp bách như: chế tác, chỉnh sửa âm thanh khèn bè, tù và, kar dooc a dool, chỉnh âm thanh và nghệ thuật đánh cồng, chiêng (thanh la); lời cổ các thể loại dân ca, dân vũ... nhằm giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Mở lớp truyền dạy, sử dụng nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, sẽ tái hiện các lễ hội, dân ca, dân nhạc, dân vũ, các nét đẹp văn hóa vào các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch. Ngoài ra, sẽ mở các lớp học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, lồng ghép giới thiệu các lễ hội truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ vào chương trình dạy học.

Huyện A Lưới cũng đang xây dựng các giải pháp gắn công tác bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và di sản văn hóa với phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái bằng cách thường xuyên hợp tác, kết nối với các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành; tăng cường truyền thông; xây dựng và phát triển các chương trình tour hợp lý; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử, hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa.

Bài, ảnh: MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top