ClockThứ Năm, 25/05/2023 14:00

Ca Huế - một nét giao duyên

TTH - Ca Huế trên sông Hương là một loại hình truyền thống đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa vùng Cố đô. Với lời ca tiếng nhạc sâu lắng “tri âm, tri kỷ”, nó đã trở thành một nét văn hóa độc đáo và là sản phẩm du lịch của Huế.

Giữ đất cha ông, giữ bóng thời gianNghệ sĩ Huế tham gia cuộc thi diễn viên tài năng toàn quốc

leftcenterrightdel
 Các nghệ sĩ biểu diễn ca Huế trong trang phục áo dài truyền thống. Ảnh: MC

Ngày nay thú chơi thuyền và nghe ca Huế trên sông Hương đã trở thành một thú tiêu dao không thể thiếu của mỗi du khách khi về với Huế. Sau khi đã dạo khắp Đại nội, thăm một vòng lăng tẩm, chùa chiền, bách bộ qua Đập Đá, qua cầu Trường Tiền, thưởng thức bánh bò, bánh lọc, bánh nậm… cùng với mấy chị em, chúng tôi chỉ còn một đêm ở Huế. Có người bảo đến Huế mà không đi du thuyền và nghe ca Huế thì uổng cả đời.

Thế là chúng tôi đi ca Huế. Thuyền rồng trôi chầm chậm, cái chầm chậm cố ý lững lờ để cho du khách có thời gian ngắm Cố đô về đêm dìu dịu huyền ảo… Qua khỏi cầu Phú Xuân, thuyền nhả neo giữa dòng. Gió thổi mát rượi cảnh vật quá đỗi êm đềm như kéo chúng tôi vào một thế giới khác…

Ban nhạc chỉ với bảy nghệ sĩ, nhưng đã đủ sức hấp dẫn du khách từ trang phục, nhạc cụ cho đến… giọng nói ngọt ngào của xứ Huế! Ngồi trên chiếc chiếu hoa văn sặc sỡ dưới khoang thuyền, chúng tôi tưởng chừng như mình đang lạc giữa chốn cung đình khi tiếng ca, điệu nhạc bắt đầu trỗi lên. Cũng phải thôi bởi chốn Cố đô này, ca Huế ngày xưa là sản phẩm tao nhã chỉ dành riêng cho chốn cung đình!

Tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, tiếng nhịp phách, tiếng chén, tiếng ca là là trên mặt sông. Người nghe không chỉ đắm say với từng làn điệu dân ca ngọt ngào, uyển chuyển mà còn mê mải với từng chuyển động nhẹ nhàng uyển chuyển của đôi bàn tay nghệ nhân trên từng phím đàn, từng nhịp phách, nhất là mỗi khi đôi tay ngọc ngà của nữ nghệ sĩ trẻ giơ cao rung vút tiếng chén… Hồn dân tộc, hồn cố đô như ngập tràn cả một bầu trời sông nước thanh bình, yên ả, ngập cả lòng du khách khiến cho ngưòi nghe như đang ở trong một trạng thái lãng đãng mây ngàn giữa hư và thực, giữa đời và mộng. Nếu như điệu chầu văn ca ngợi cảnh đẹp Huế dồn dập mà lại ngân nga như lời ru thì từng điệu hò mái nhì, mái đẩy, lời ca đối đáp giữa đôi trai gái lại mênh mang như tiếng gọi về ngàn “Cung đàn buồn lưu luyến nỗi niềm… Huế đẹp ơ!” dường như cái buồn man mác, cái dịu dàng sâu lắng, cái dồn dập đầy sức sống cứ muốn níu lòng người lại với Huế: “Mai mốt ra về có dang dở gì với Huế chăng?”.

Vâng ai từng một lần nghe ca Huế mà không nặng lòng với Huế? Trải qua bao thăng trầm, ca Huế đã đi từ chốn cung đình đến cõi dân gian, từ cổ đến tân mà vẫn giữ được cái hồn rất thiêng của Huế có phải vì cái rất riêng ấy? Hay nói như Tôn Thất Bình trong “Huế đẹp - Huế Thơ”, thì “…Nó đủ khả năng diễn tả những vui buồn, mừng giận, nhớ nhung, thanh thản của người Huế xưa và hiện tại. Nó phá vỡ hàng rào giai cấp là sợi dây tình cảm nối kết những ai yêu Huế, yêu nghệ thuật dân tộc là âm hưởng ngọt ngào đầy chất thơ chảy mãi trong lòng người, như dòng Hương miên man về biển cả”.

Lê Văn Huân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top