Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Bóng đá Huế

(TTH) - Ngày mới giải phóng, tôi là cậu bé lên mười ở quê mê xem bóng đá. Vui nhất là hằng năm cứ vào dịp Quốc khánh hay 26/3, được ông cho đi Huế chơi. Hành trình cứ lặp lại, buổi sáng đi bộ lên thấu sông Hương xem đua ghe, buổi trưa ghé thăm người bà con, buổi chiều ông con ra sân vận động xem ba-lon (bóng đá). Ông thường kể chuyện đá banh thời xưa, chuyện các danh thủ Huế bé tý mà chơi ngang ngửa với cầu thủ tây to đùng trên sân Tự Do… Tôi nghe cứ thấy sướng rơn. Cũng như nhiều người Huế, bóng đá thấm sâu trong tôi từ bé.

Bóng đá Huế
Mười năm nhớ Trịnh…

(TTH) - Mới đây, tại một diễn đàn về du lịch Huế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc đến tên tuổi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với một gợi ý có lẽ đang là nỗi trăn trở của nhiều người. Đó là mười năm qua, với gia tài âm nhạc và tầm ảnh hưởng đối với công chúng, tại khu du lịch Bình Qưới (T.P Hồ Chí Minh) không tuần nào, không tháng nào không tổ chức hát nhạc Trịnh, thu hút hàng ngàn người nghe. Nhưng ngay trên quê hương của ông ở Huế, có nhà thờ họ Trịnh, có ngôi nhà nơi ông từng sáng tác những bản tình ca bất hủ, có đông đảo đồng chí, anh em của ông trong phong trào yêu nước ở đô thị Huế trước 1975…thì không làm được như vậy.

Mười năm nhớ Trịnh…
Doanh nghiệp góp phần kiềm chế lạm phát

(TTH) - 1. Nhà máy giấy HIPP là cơ sở chuyên sản xuất các loại giấy cao cấp do Công ty Phụng Phát đầu tư tại khu công nghiệp Tứ Hạ (Hương Trà). Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng cơ sở này đã có hàng loạt giải pháp để tiết kiệm trong sản xuất. Ngay từ khâu nhập nguyên liệu, ban đầu doanh nghiệp (DN) nhập giấy khổ rộng 1,76m. Sau khi nghiên cứu, đơn vị chỉ nhập giấy khổ rộng 1,74m mà vẫn đảm bảo quy cách giấy cuộn nhỏ khi cắt ra và tiết giảm được 2cm giấy rẻo thừa hai đầu. Ngay cả khâu làm lõi giấy cũng được DN tính toán lại để tiết kiệm và tiện dụng. Lãnh đạo Công ty Phụng Phát cho biết: Hồi trước, DN mua các lõi giấy người ta làm sẵn. Bây giờ nhập máy về, mình làm ra lõi luôn, như vậy vừa tiết kiệm tiền vận chuyển, chi phí mà cùng một lúc, công nhân có thể vận hành được 2 đến 3 máy. Với việc tính toán lại và hợp lý hoá trong tất cả các khâu sản xuất, Nhà máy Giấy HIPP đã tiết kiệm được trên 200 triệu đồng/tháng. Khoản này được bù vào sản xuất để giữ giá sản phẩm trong khi giá nhiều mặt hàng cùng loại của 1 số nhãn hàng khác đã tăng từ 10 đến 20%, nhờ vậy, giấy siêu sạch HIPP vẫn tiêu thụ tốt.

Doanh nghiệp góp phần kiềm chế lạm phát
Huế ở trên cao

(TTH) - Làng Dạ Lê Thượng quê tôi có độn Chùa, nằm sát Quốc lộ IA. Ngày trước giải phóng, tôi là cậu bé lên mười, có thói quen cùng bạn bè trèo lên độn, nhìn về dãy núi phía Tây, nơi khởi xuất của những trận mưa lớn ngày hè. Tôi xem trong bản đồ chỉ biết đằng sau những dãy đồi nhấp nhô kia, ở tận nơi xa xôi là nước Lào, còn lại là rừng, là “xanh”. Mẹ tôi bảo quân giải phóng ở trên “xanh”. Tôi tò mò gặn hỏi, mẹ cười, rằng lớn lên rồi hẳn hay. Tôi đã sống với ước mơ một ngày nào đó được lên “xanh”.

Huế ở trên cao
Đối mặt với rác

(TTH) - Đầu năm mới, vào Đại Nội, nhìn đoàn người nườm nượp tham quan cũng phần nào cảm nhận được sức hút của Huế đối với du lịch. Lân la hỏi chuyện hai du khách đến từ Pháp, họ bảo chuyến tham quan Huế lần này đã đem đến cho họ một điều hài lòng. Đó là trẻ con ở các làng quê, khi thấy khách đều nở nụ cười chào hỏi và không xin tiền. Còn điều họ chưa hài lòng, đó là có quá nhiều rác. “Tại sao ở đâu chúng tôi cũng bắt gặp rác. Sông Hương cũng thành nơi đổ rác. Làng Sình rất đẹp nhưng cũng có quá nhiều rác. Ở Pháp, ngay từ nhỏ, trẻ con đã được dạy không vứt rác bừa bãi nơi công cộng”-Một du khách bức xúc.

Đối mặt với rác
Từ bếp nhà ra thế giới

(TTH) - Với phụ nữ Huế, chuyện nội trợ được xem là một tiêu chí để đánh giá cái tầm của người phụ nữ trong vai trò nội tướng. Từ nhỏ, con gái trong gia đình được mẹ truyền dạy tỉ mỉ cách chế biến, trình bày món ăn. Về nhà người, mẹ chồng lại giúp cho con dâu bổ sung những kiến thức khiếm khuyết về chuyện bếp núc để hoàn thiện vai trò là người xây tổ ấm. Cứ như thế, truyền thống được nối tiếp và phát triển, họ đã để lại cho nền ẩm thực Huế 1.300 món ăn trong tổng số 1.700 món ăn Việt Nam (theo tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Đình Giản) với các hệ: món mặn, món chay, dưa mắm, nem chả...

Từ bếp nhà ra thế giới
Mừng lo với ngành dệt may

(TTH) - Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, năm nay, ngành dệt may tiếp tục tạo thêm dấu ấn của mình trên đất Thừa Thiên Huế bằng các dự án (DA) mới, đầy triển vọng. Cùng với DA mở rộng dây chuyền 17.000 cọc sợi với số vốn 153 tỷ đồng của Công ty CP Sợi Phú Nam, Công ty TNHH HBI Việt Nam tiếp tục đầu tư 222 tỷ đồng cho trung tâm may mặc chất lượng cao và các nguyên liệu phụ trợ... Mới đây, ông Nguyễn Bá Quang, TGĐ Công ty CP Dệt May Huế cho hay, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đang giao cho công ty triển khai DA xây dựng thêm 1 nhà máy 5 vạn cọc sợi tại Thừa Thiên Huế với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng... Đó là những thông tin đáng mừng.

Mừng lo với ngành dệt may
Thay đổi tập quán chăn nuôi

(TTH) - 1. Theo thông tin từ ngành nông nghiệp, đợt rét đậm vừa qua đã làm gần 800 con gia súc trên địa bàn của tỉnh bị chết, chủ yếu là ở 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Với giá bình quân mỗi con trâu bò khoảng 5 triệu đồng, đợt rét vừa qua đã làm thiệt hại trên dưới 4 tỷ đồng... Nguyên nhân trâu bò chết được ngành chức năng xác định là do tập quán chăn nuôi thả rong, không có chuồng trại, thiếu thức ăn dự trữ... khiến trâu bò đói rét dẫn đến kiệt sức và chết. Chuyện trâu bò chết ở các xã miền núi do đói rét trong mùa lạnh đã diễn ra trong nhiều năm qua. Điều đáng nói là “tập quán chăn nuôi hoang dã” trên vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho đàn gia súc của tỉnh và không biết đến khi nào mới kết thúc?

Thay đổi tập quán chăn nuôi
Nghề thầy thuốc

(TTH) - Nhà tôi ở trên con đường mang tên Hồ Đắc Di, một con người mà tôi đặc biệt kính trọng. Cùng thời với Hồ Đắc Di là các cụ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ… những niềm tự hào lớn của xứ sở đất thần kinh. Họ có một nét chung là xuất thân từ những danh gia vọng tộc ở Cố đô Huế, trước khi đến với cách mạng là những bác sĩ và tên tuổi rạng rỡ sau đó cũng` gắn liền với nghề nghiệp cứu người cao quý này. Ví như trường hợp của cụ Hồ Đắc Di sinh ra trong một dòng họ có tới 5 nàng dâu là công chúa, công nữ và có số thượng thư, tổng đốc khó đếm hết. Bà nội là con gái của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm; cha là quận công Hồ Đắc Trung. Là người Việt Nam đầu tiên theo học chuyên ngành phẫu thuật, bác sĩ nội trú các bệnh viện Paris, cụ Hồ Đắc Di đã sớm giác ngộ và trở thành một trong những niềm tự hào lớn trong sự nghiệp y học cách mạng.

Nghề thầy thuốc
Bùng nổ lễ hội

(TTH) - Thống kê cho thấy, hiện mỗi năm, cả nước có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ được tổ chức, bao gồm cả lễ hội truyền thống lẫn lễ hội mới. Đặc biệt dịp mùa Xuân, vào đầu năm mới, hình như tỉnh nào, huyện nào cũng diễn ra lễ hội. Ngoài mặt tích cực như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo điểm vui chơi cho nhân dân, dư luận không khỏi lên tiếng trước những lễ hội biến tướng, phô trương, thương mại hóa mà theo GS Tô Ngọc Thanh, hiện có qúa nhiều lễ hội na ná nhau, bao gồm phần lễ, vài ba tiết mục nghệ thuật, dăm trò chơi dân gian là nghiểm nhiên thành lễ hội…

Bùng nổ lễ hội
Phát triển bền vững

(TTH) - Tiếp sau Công văn 5524/UBND-TN ngày 14/12/2010, mới đây UBND tỉnh lại có Công văn số 373/UBND-TN về việc xử lý ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Xi măng (NMXM) của Công ty hữu hạn Xi măng Luks (gọi tắt là Luks). Theo đó, UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý bụi các dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy; những tác động môi trường do sản xuất của nhà máy đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân trong khu vực và những vấn đề liên quan. Những động thái trên cho thấy quan điểm nhất quán về phát triển bền vững của lãnh đạo tỉnh. Đó là gắn phát triển sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội.

Phát triển bền vững
Đi lễ hội Xuân

(TTH) - Đã nhiều năm nay, tôi có thú vui đi lễ hội Đền Huyền Trân. Có nhiều lý do. Một là địa điểm diễn ra lễ hội không cách xa trung tâm thành phố. Thứ nữa là mẹ tôi, đã ngoài 70 tuổi, mấy năm nay tuổi già mẹ có thú thư giãn là đi lễ chùa, cứ háo hức được đến núi Ngũ Phong vào dịp lễ hội Đền Huyền Trân.

Đi lễ hội Xuân
Xây dựng nông thôn mới

(TTH) - Mục tiêu của Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là để nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh, quan hệ sản xuất phù hợp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Hiện nay, nhiều xã trên địa bàn toàn quốc đã tiếp cận các tiêu chí chung của quốc gia trong xây dựng mô hình nông thôn mới. Qua thực tiễn xây dựng điểm đã xác định rõ hơn nội dung, phương pháp, chính sách, cơ chế cần đổi mới và xác định rằng đối tượng hoạt động trong xây dựng nông thôn mới là địa bàn cấp xã. Chủ thể phát triển nông thôn mới là nông dân. Bởi lẽ, hơn ai hết nông dân là người được hưởng thành quả, có nhiệm vụ giữ vững, bảo vệ thành quả của chương trình đề ra. Kinh nghiệm ở các xã làm điểm cho thấy, ở đâu biết huy động nội lực, ở đó phong trào diễn ra sinh động, hiệu quả mang lại nhanh hơn, nhân dân phấn khởi. Huy động sức mạnh nội lực không hoàn toàn là vận động nhân dân đóng góp tiền của, vật chất như một số nơi hiểu mà huy động sức dân sửa sang lại nhà cửa, các công trình vệ sinh, cải tạo vườn ao, tham gia giám sát, kiểm tra xây dựng hạ tầng, góp phần xây dựng đường làng, ngõ xóm...

Xây dựng nông thôn mới
Gỡ khó cho doanh nghiệp

(TTH) - Vốn đầu tư xây dựng nhiều công trình chậm được thanh toán, trong khi lãi vay ngân hàng tăng cao “chót vót” đang là khó khăn lớn nhất đối với nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Tháo gỡ khó khăn này là trách nhiệm và cũng là việc làm thiết thực của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng nhằm tạo điều kiện cho các DN trên địa bàn vượt qua “sóng gió” trong bối cảnh khó khăn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp
Làng giữa phố

(TTH) - Các kỳ Festival Huế từ năm 2002 đến nay, tại khu vực Cầu ngói, chợ quê ngày hội lại được tái hiện. Chân chất, mộc mạc thôi. Với những bài chòi, bịt mắt đập om, đua ghe, giã gạo, bát chè xanh và các thức ăn, thức uống, trò chơi bình dân… nhưng Chợ quê ngày hội cầu ngói Thanh Toàn hình như luôn có hấp lực riêng của nó. Festival Huế luôn được mệnh danh là những bữa đại tiệc văn hóa với rất nhiều chương trình chất lượng hấp dẫn công chúng và du khách. Nhưng với nhiều người, mà một trong số đó có… tôi, bao giờ cũng cố thu xếp thời gian để về với Chợ quê ngày hội, để được đắm mình với không gian quê cũ, để được nghe những câu hò điệu lý và những lời ăn tiếng nói bình dị của bà con nơi ruộng lúa, nương khoai… Đôi lúc cũng chả… để làm gì cả, nhưng nếu không đi, không đến thì cứ như thấy thiếu, thấy chưa có… Festival. Thế nên chẳng lạ khi biết rằng, chợ quê luôn thu hút được một lượng du khách lớn, với hàng chục ngàn lượt người mỗi lần tổ chức…

Làng giữa phố
Return to top