Thể thao trong nước

Cầu mây & hành trình phía trước

ClockChủ Nhật, 17/11/2024 06:22
TTH - Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Giải cầu mây các đội tuyển xuất sắc Quốc gia trở lại sau 4 năm vắng bóngĐội tuyển Cầu mây mang về HCV thứ 2 cho Việt Nam tại ASIAD 19ASIAD 2023: Chờ chiến thắng của đội tuyển bóng chuyền nữ

 Một pha tấn công đẹp mắt của VĐV cầu mây Huế (trái). Ảnh: Vĩnh Long

1 - Sau khi tham dự Giải vô địch cầu mây toàn quốc năm 2020, đến năm 2021, bộ môn cầu mây Huế mới chính thức được thành lập với lực lượng chỉ 5 VĐV. Và đến nay, số lượng VĐV của bộ môn này cũng chỉ mới được 10 người.

Cũng chính sự non trẻ cả về kinh nghiệm lẫn lực lượng nên rất khó để đòi hỏi cầu mây có được những chiến thắng vang dội ở các sân chơi lớn. Dẫu vậy, qua 4 năm thành lập, xây dựng lực lượng, thầy trò HLV Lê Phú Vĩnh Long vẫn có thể lọt vào nhóm tranh chấp huy chương, cũng như có thành tích ở một số giải vô địch trẻ quốc gia, vô địch toàn quốc (bãi biển và trong nhà). Trong đó, thành tích cao nhất của tuyển cầu mây Huế là tấm HCV tại Giải vô địch cầu mây bãi biển Quốc gia 2023.

Cũng có ý kiến cho rằng, “quân” cầu mây được chọn từ bộ môn đá cầu (cầu chinh) sang, các VĐV này vốn dĩ đã giỏi về kỹ thuật, có VĐV là tuyển thủ quốc gia, thậm chí có VĐV đạt HCV thế giới nên những thành tích trên “cũng thường thôi”…

Cũng là đá cầu, cầu mây và cầu chinh có một số tương đồng. Nhưng nếu như cầu chinh có đế bằng cao su để hạn chế độ nẩy, thì cầu mây được làm bằng sợi mây tự nhiên hoặc sợi nhựa tổng hợp, bên trong rỗng, có độ nẩy cao. Vì vậy, về kỹ thuật, cầu mây có độ khó cao hơn, nhất là độ dẻo dai, linh hoạt của đôi chân và cả cơ thể VĐV để có thể khống chế, thực hiện được những pha “cúp” cầu, lộn “santo” hay phát cầu nội dung đội tuyển 3 người (nội dung thi đấu quan trọng nhất của môn cầu mây)… Để hoàn thiện những kỹ năng này, các VĐV cầu mây phải bỏ nhiều thời gian tập luyện hơn.

Và thực tế khi tham gia thi đấu, thành lập đội tuyển, cầu mây có “lấy” VĐV cầu chinh, nhưng về chất lượng, đây đều là những VĐV không quá nổi bật, còn về số lượng, VĐV cầu chinh chỉ chiếm 1-2/10 lực lượng của cầu mây.

2 - Trở lại với chuyện của đội tuyển cầu mây Huế, dù thời gian thành lập so với một số tỉnh, thành như Sóc Trăng, Đồng Tháp, Nghệ An… chênh lệch từ 10 năm trở lên, còn nếu so với Hà Nội thì phải trên 20 năm, nhưng sau 4 năm chủ yếu là xây dựng lực lượng, ngoài một số thành tích nhất định ở các giải vô địch trẻ, vô địch toàn quốc, cầu mây Huế cũng đã “kịp” có 1 HLV tuyển trẻ Quốc gia là Đỗ Thị Nguyên và 2 VĐV tuyển trẻ Quốc gia là Phan Thị Khánh Ly, Đặng Thị Kim Quyên.

Không chỉ vậy, tuy chưa đủ điều kiện để khoác áo tuyển Quốc gia như 2 đồng đội nữ, nhưng hiện tại bộ môn cầu mây Huế đang có 1 lứa 5 VĐV nam tự tin tranh chấp huy chương tại các giải vô địch trẻ. Điều này cho thấy, lộ trình đào tạo, phát triển cầu mây không rơi vào tình trạng “âm thịnh, dương suy” như một số bộ môn khác, mà được cân đối, có lợi cho việc gia tăng thành tích và phát triển đường dài, khi mà thể thao đỉnh cao luôn được đầu tư dài hạn theo tính chu kỳ, chứ không phải mục tiêu ngắn hạn từng năm.

Theo HLV Lê Phú Vĩnh Long, với những gì đang có trong tay, tại ngày hội thể thao lớn nhất đất nước diễn ra vào năm 2026, cầu mây Huế khiêm tốn đặt mục tiêu phấn đấu có huy chương; đồng thời, đặt ra mục tiêu là 3 năm tới, bộ môn sẽ có được những bước tiến đáng kể về thành tích ở các sân chơi lớn, cũng như khẳng định được mình trên bản đồ cầu mây quốc gia.

Nhưng rõ ràng, để hiện thực hóa mục tiêu trên, cầu mây Huế phải giải quyết được một số hạn chế liên quan lực lượng. Là môn đối kháng đồng đội, nhưng nếu như bộ môn cầu mây của Thanh Hóa có hơn 20 chỉ tiêu VĐV, Đồng Tháp hơn 30, Sóc Trăng hơn 60, Hà Nội hơn 80…, thì cầu mây Huế chỉ có 10 chỉ tiêu VĐV. Trong khi đó, 1 giải vô địch thường có 13 bộ huy chương ở 7 nội dung: Hỗn hợp, đội tuyển (4, 3, 2) và đồng đội (4, 3, 2). Với tương quan như vậy, “buộc lòng” cầu mây Huế chỉ có thể đăng ký tham gia các nội dung đội tuyển và hỗn hợp, còn 3 nội dung đồng đội thì “bó tay” do không đủ VĐV.

Chưa kể khi thi đấu ở bất kỳ một nội dung nào, ngoài lực lượng chính cần phải có 1-2 VĐV dự bị, phòng ngừa trường hợp VĐV thi đấu chính sa sút phong độ hoặc chấn thương. Nhưng do lực lượng mỏng nên một khi gặp phải những tình huống trên, “guồng máy” của cầu mây Huế sẽ gặp trục trặc, dẫn tới thành tích không như mong đợi.

Chính những hạn chế trên đang khiến cầu mây Huế bỏ lỡ cơ hội rèn luyện, cọ xát để gia tăng kinh nghiệm, làm dày thêm thành tích ở các sân chơi quốc nội. Ở tương lai xa hơn, là cơ hội để cạnh tranh suất tham dự SEA Games, ASIAD - mục tiêu mà những người làm thể thao Huế đã đề ra.

Hàn Đăng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Return to top