Thể thao quốc tế

Olympic 2024: Đi tìm con đường phát triển

ClockThứ Năm, 08/08/2024 11:05
Những ngày theo chân các VĐV đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024 giúp chúng tôi nhận ra một sự thực rằng Thể thao Việt Nam vẫn còn ở một khoảng cách quá lớn so với trình độ đỉnh cao của thế giới.

Lễ bế mạc Olympic 2024 hứa hẹn nhiều sự ngạc nhiên thú vịOlympic 2024: Trịnh Văn Vinh - hy vọng cuối cùng của Đoàn Thể thao Việt Nam

Điều này không có gì mới nhưng chỉ khi thực sự sát cánh cùng người trong cuộc, chỉ khi được quan sát tất cả những diễn biến bên lề chứ không chỉ phần thi đấu chính thức, thì mới thấy được sự khác biệt này đáng kể như thế nào.

 Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành trên sông Seine trong Lễ Khai mạc Olympic Paris 2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Chúng tôi từng kể câu chuyện về xạ thủ Trịnh Thu Vinh khi tham dự nội dung chung kết súng ngắn thể thao nữ 25m, rằng trong lúc các đối thủ của Thu Vinh sở hữu bản lý lịch vô cùng ấn tượng với vô số danh hiệu và thứ hạng cao chót vót trên bảng xếp hạng thế giới thì thành tích tốt nhất của Thu Vinh trước khi bước vào loạt bắn này chỉ là sự hiện diện ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi trước đó.

Kịch bản tương tự cũng xảy ra với hầu hết VĐV của đoàn Thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024, khi VĐV những môn cá nhân như Bơi, Điền kinh, Xe đạp, Rowing, Cầu lông, Judo… đều không có cơ hội tranh chấp huy chương.

VĐV nào may mắn hơn một chút thì vượt qua vòng sơ loại hoặc thắng được một trận, nhưng rồi cuối cùng cũng vẫn nói lời chia tay ngay ở vòng đấu tiếp theo, mà đối thủ đã thắng VĐV của chúng ta thì cũng lại thua luôn ở vòng sau, nghĩa là chúng ta chưa thực sự chạm trán ứng viên vô địch thì đã phải rời cuộc chơi.

Chuyện này suy cho cùng cũng là bình thường, bởi Olympic là đấu trường mà "ra ngõ" là gặp những nhà vô địch thế giới hoặc vô địch châu lục, thế nên việc VĐV Việt Nam thường xuyên phải gặp thất bại không có gì là lạ.

Ngay cả đương kim vô địch cầu lông thế giới như Vitidsarn Kunlavut (Thái Lan) mà gặp phải Viktor Axelsen (Đan Mạch) trong trận chung kết Olympic Paris 2024 cũng thảm bại, không có sức chống đỡ và thua chóng vánh chỉ sau chưa đầy 30 phút, cho dù Axelsen bây giờ không còn ở đỉnh cao phong độ.

Chia sẻ với chúng tôi sau phần thi đấu tại vòng Tứ kết môn Rowing Olympic Paris 2024, VĐV Phạm Thị Huệ thẳng thắn chia sẻ: "Ngay sau khi chèo qua vạch xuất phát là tôi biết mình không thể thắng đối thủ rồi, nhưng tôi vẫn nỗ lực hết sức để không bỏ cuộc mà thôi".

Tâm trạng của Phạm Thị Huệ cũng là suy nghĩ của đa số VĐV Việt Nam trong những ngày tranh tài ở Olympic Paris 2024, chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Thị Thật - cuarơ số 1 Việt Nam tuy rất nổi đình nổi đám ở châu Á, nhưng tuyệt đối không có cơ hội nào ở cuộc đua đường trường vừa qua.

Nguyễn Thị Thật xuất phát khá tốt nhưng càng về cuối càng đuối sức và cuối cùng chỉ cán đích ở vị trí thứ 73. Thành tích này tuy khiêm tốn nhưng vẫn rất đáng khích lệ vì có tới 43 tay đua phải bỏ cuộc, không thể về đích trong cuộc đua này.

Tại Olympic Paris 2024, có thể thấy ở những môn thể thao cần nhiều thể lực và sức mạnh thì VĐV Việt Nam hầu như không có cơ hội cạnh tranh với VĐV châu Âu và châu Mỹ. Theo đó, có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu Thể thao Việt Nam tập trung vào một số bộ môn phù hợp với thể trạng của người Việt Nam, điển hình như môn Bắn súng với xạ thủ Trịnh Thu Vinh - người đã 2 lần giành quyền dự chung kết ở ngay kỳ Olympic đầu tiên mà cô được tham dự.

Thật ra việc lựa chọn môn thể thao nào để đầu tư cũng không phải là việc dễ dàng, bởi ngay cả những cường quốc thể thao thế giới như Mỹ cũng không phải là bách chiến bách thắng trong mọi lĩnh vực. Ở Olympic năm nay Mỹ đã mang tới Paris rất nhiều VĐV nhập tịch từ Trung Quốc ở cả Cầu lông và Bóng bàn, nhưng kết quả mà họ nhận được đều không như mong đợi. 3 VĐV giành huy chương cá nhân nữ của môn Cầu lông đều không có gương mặt nào từ đội tuyển Mỹ, còn môn Bóng bàn tuy chưa kết thúc, nhưng VĐV gốc Trung Quốc của Mỹ cũng không có nhiều hy vọng.

Nói thế để thấy việc đi tìm con đường phát triển cho Thể thao Việt Nam trong thời gian tới rõ ràng là không hề đơn giản.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Huế, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản, gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa.

Hài hòa mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương

Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp, HTX, người nông dân trên địa bàn thành phố tận dụng các lợi thế để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đây cũng là giải pháp then chốt để xây dựng, nâng tầm sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP ở Huế.

Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương
Nhiều cách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu, các cấp hội nông dân (HND) ở huyện Phú Lộc đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình, chính sách hỗ trợ hiệu quả.

Nhiều cách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
Gỡ rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), nông nghiệp an toàn đang được hình thành và hoạt động có hiệu quả ở Huế. Tuy nhiên, để những mô hình này phát triển bền vững và được nhân rộng nhiều hơn, cần sự liên kết hợp tác theo chuỗi, nhất là tìm thị trường đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

Gỡ rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu

Các chuyên gia nhận định, chuỗi hội nghị của Liên hợp quốc về Tài trợ cho Phát triển là những cơ hội tuyệt vời để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tài chính toàn cầu. Trong đó, cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa năm 2025 tại Tây Ban Nha, sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đã đạt được trước đó tại Monterrey (Mexico) vào năm 2002, Doha (Qatar) vào năm 2008 và Addis Ababa (Ethiopia) vào năm 2015.

Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu
Return to top