Thể thao

Sống lại khát vọng Thường Châu

ClockThứ Bảy, 28/05/2022 10:29
TTH - Xem như không có phút nghỉ ngơi, chỉ 2 ngày sau khi vô địch SEA Games 31, đội bóng U23 Việt Nam lại lên đường đi Dubai (UAE) tập huấn để chuẩn bị dự Vòng chung kết U23 châu Á 2022 ở Uzbekistan. Không còn thầy Park Hang - seo, thay thế cho ông trên chiếc ghế nóng huấn luyện cũng là một ông thầy đến từ xứ sở Kim Chi - Gong Oh Kyun.

Huy chương SEA Games và đôi điều suy nghĩKỳ phùng địch thủ

Ăn mừng giữa tuyết trắng của cầu thủ Việt Nam tại Thường Châu. Ảnh: tuoitre.vn

Chỉ có 14 nhà vô địch SEA Games 31 có tên trong  danh sách U23 Việt Nam chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2022 đồng nghĩa với việc sẽ có 6 cái tên không tiếp tục đồng hành cùng toàn đội ở giải đấu sắp tới. Buồn cho bóng đá Cố đô là trong số đó có Hồ Thanh Minh. Cầu thủ người dân tộc Tà Ôi bị loại cùng với Trọng Long, Văn Xuân (bị chấn thương) và 3 cầu thủ đã qua độ tuổi 23.

Như bù lại sự hụt hẫng cho bóng đá Huế, trong số 10 gương mặt bổ sung có sự xuất hiện của Trần Danh Trung, cầu thủ quê Hương Trà, đang đầu quân cho Viettel, trước đã không có cơ hội dự SEA Games 31. Tuy nhiên, đó là niềm vui không trọn vẹn khi một cầu thủ Viettel khác đến từ Phú Vang là Nguyễn Hữu Thắng không được chọn. Không phải Hồ Thanh Minh mà chính Trần Danh Trung và cả Nguyễn Hữu Thắng nữa mới là những cái tên người Huế kỳ vọng trước đây.

Vòng chung kết U23 châu Á gợi lại một ký ức đẹp khi năm 2018 bóng đá Việt Nam lập kỳ tích á quân của giải đấu. U23 Uzbekistan và U23 Việt Nam là những nhân vật chính trong trận chung kết U23 châu Á 2018 trên mưa tuyết Thường Châu (Trung Quốc). Một trận chung kết giàu cảm xúc với chiến thắng thuộc về U23 Uzbekistan ở phút bù giờ cuối cùng của trận đấu.

Dù đã có rất nhiều nỗ lực nhưng U23 Việt Nam đã phải sớm dừng bước 2 năm sau đó trên đất Thái Lan sau khi hòa U23 UAE, U23 Jordan và thua U23 Triều Tiên ở vòng đấu bảng. Thường Châu do thế vẫn là ký ức đẹp và một kỳ tích khó vượt. Bóng đá Việt Nam chưa thể tiệm cận đến trình độ châu lục, nếu không được đầu tư căn cơ và bài bản.

Tại Vòng chung kết U23 châu Á 2022, U23 Việt Nam tiếp tục gặp lại U23 Thái Lan và U23 Malaysia, bên cạnh “núi cao” là hạt giống số 1 - U23 Hàn Quốc. Thầy trò HLV Gong Oh Kyun hứa hẹn sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn khi chưa có nhiều thời gian làm việc cùng nhau. Và, như một sự sắp đặt sẵn, trận đấu đầu tiên của U23 Việt Nam là cuộc tái đấu với U23 Thái Lan. 

Chức vô địch SEA Games 31 như một liều doping cực mạnh khơi dậy niềm tin chiến thắng của những Chiến binh Sao Vàng trẻ. Lần đầu đảm nhận chức HLV thay cho ông Park Hang - seo, một tượng đài quá lớn của bóng đá Việt Nam, thầy Gong Oh Kyun cũng khao khát để lại dấu ấn và Vòng chung kết U23 châu Á 2022 là cơ hội để ông cùng với học trò thể hiện mình.  

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Khát vọng Thái Hòa”

Bên trong điện Thái Hòa - “trái tim” của Hoàng cung Huế, triển lãm “Khát vọng Thái Hòa” đưa du khách đắm mình trong hành trình khám phá chiều sâu lịch sử và chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vượt thời gian.

“Khát vọng Thái Hòa”
Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường
Giáo dục mũi nhọn & hành trình khát vọng

Từ năm 2019 đến nay, năm nào Thừa Thiên Huế cũng có học sinh đoạt giải quốc tế, tỷ lệ đoạt giải quốc gia khá cao, vị trí xếp hạng giáo dục mũi nhọn luôn nằm ở top đầu toàn quốc.

Giáo dục mũi nhọn  hành trình khát vọng
Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó

Trong mọi hoàn cảnh, cộng đồng Dân tộc thiểu số (DTTS) là bộ phận không thể tách rời quốc gia, dân tộc. Song, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Tại Thừa Thiên Huế, sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III (năm 2019), các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) được đề ra đã trực tiếp quan tâm đến đồng bào DTTS. Vậy, sự chuyển biến đó đến nay như thế nào? Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Hồ Xuân Trăng.

Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó
Return to top