Thế giới

WTO cắt giảm dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa năm 2023

ClockThứ Năm, 06/10/2022 17:00
TTH.VN - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2023, trong bối cảnh "nhiều cú sốc" từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, chi phí năng lượng cao ở khu vực châu Âu và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ đang làm tăng chi phí sản xuất, và khiến các hộ gia đình đối mặt với vấn đề về tài chính.

Hạn chế thương mại làm bùng phát cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất thập kỷWTO kêu gọi các nước đạt thoả thuận về các hiệp định thương mại

Người dân mua sắm hàng hoá trong một siêu thị ở tỉnh British Columbia, Canada. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể, cơ quan thương mại có trụ sở tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) đã nâng dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa trong năm nay lên mức 3,5%, tăng so với dự báo được đưa ra trước đó ở mức 3%. Tuy nhiên, WTO dự báo ​​tăng trưởng thương mại sẽ giảm mạnh vào năm 2023 xuống còn 1%, từ mức dự báo trước đó là 3,4%.

Các dự báo của WTO, phù hợp với những dự báo đã được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra, đánh dấu sự giảm tốc đáng kể so với mức tăng trưởng 9,7% của thương mại toàn cầu từng được ghi nhận hồi năm ngoái. Được biết, mức tăng trưởng này đã được thúc đẩy bởi hoạt động mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đồ gia dụng, trong bối cảnh du lịch và các ngành dịch vụ khác bị hạn chế trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Bên cạnh những rủi ro kinh tế mà Mỹ và khu vực châu Âu phải đối mặt, WTO cho rằng, các quốc gia nghèo cũng phải hứng chịu rủi ro. “Các hóa đơn nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và phân bón ngày càng tăng có thể dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực và tình cảnh nợ nần ở những quốc gia đang phát triển”, cơ quan này lưu ý thêm.

Trong một thông cáo báo chí, Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala nhận định: “Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn, khi họ cố gắng tìm kiếm sự cân bằng tối ưu giữa việc giải quyết lạm phát, duy trì việc làm đầy đủ, và thúc đẩy các mục tiêu chính sách quan trọng chẳng hạn như chuyển đổi sang năng lượng sạch”.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Return to top