Thế giới

WHO cảnh báo tình trạng tái nhiễm ở những bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi

ClockChủ Nhật, 26/04/2020 21:22
TTH - Trong một báo cáo khoa học tóm tắt mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hiện không có bằng chứng nào cho thấy những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 và có kháng thể sẽ được bảo vệ không bị tái nhiễm lần thứ hai. Ngoài ra, “các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm phát hiện kháng thể với virus SARS-CoV-2 ở người...vẫn cần được xác nhận thêm để xác định độ chính xác và tin cậy của chúng”, WHO nói thêm.

WHO: “Thế giới sẽ phải sống chung lâu dài với virus SARS-CoV-2”WHO: Châu Âu vẫn đang là tâm bão của đại dịch COVID-19WHO cảnh báo COVID-19 vẫn chưa tới đỉnh dịch

Một bệnh nhân đang được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh một số chính phủ đã đề xuất rằng, việc phát hiện các kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 có thể là cơ sở cho một “hộ chiếu miễn nhiễm” hoặc “chứng nhận không còn rủi ro”, theo đó cho phép những người có kháng thể này được phép đi du lịch hoặc quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, WHO cho rằng, việc này có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh do những người này dễ bỏ qua những khuyến cáo về sức khoẻ cộng đồng.

Là một phần trong hướng dẫn điều chỉnh các biện pháp y tế và xã hội trong giai đoạn tiếp theo để đối phó với đại dịch COVID-19, WHO khẳng định sẽ tiếp tục xem xét các bằng chứng về phản ứng của kháng thể đối với cơ chế nhiễm virus SARS-CoV-2.

“Vào thời điểm này, không có đủ bằng chứng về hiệu quả của miễn dịch qua trung gian kháng thể để đảm bảo tính chính xác cho “hộ chiếu miễn dịch” hoặc “chứng nhận không còn rủi ro”, WHO nhấn mạnh.

Tổ chức này sau đó cũng nói rõ rằng, họ hy vọng hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 sẽ phát triển một phản ứng kháng thể có thể giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân ở một mức độ nào đó. Nhưng những gì chưa được biết là sự bảo vệ sẽ ở mức độ nào và có thể kéo dài bao lâu. Do đó, WHO đang làm việc với các nhà khoa học trên khắp thế giới để hiểu rõ hơn về phản ứng của cơ thể đối với COVID-19.

Thực tế, tình trạng tái nhiễm đã diễn ra và khiến cuộc chiến chống COVID-19 trở nên phức tạp hơn. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) cho biết, 160 bệnh nhân đã dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi ra viện khoảng trung bình 13,5 ngày. Việt Nam hiện cũng đã ghi nhận 5 trường hợp tái nhiễm COVID-19 sau khi được công bố khỏi bệnh.

Với hơn 2,9 triệu ca nhiễm, hơn 200.000 người tử vong (tính đến 16 giờ ngày 26/4), cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch COVID-19 gây ra đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ nền kinh tế toàn cầu, đến giáo dục, việc làm, du lịch…

Từ tháng 1/2020, WHO đã làm việc với hàng ngàn nhà nghiên cứu trên toàn thể giới để tăng tốc và theo dõi sự phát triển của các loại vaccine tiềm năng có thể chống lại căn bệnh này.

WHO cũng đã phát triển các phương pháp chẩn đoán đang được một số quốc gia sử dụng và hiện đang phối hợp một thử nghiệm lâm sàng trên tinh thần đoàn kết của một nhóm 4 phương pháp để điều trị virus SARS-CoV-2, AFP cho biết.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN, Worldometers & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​“Xuân kết nối yêu thương” đến với bệnh nhân khó khăn

Chiều 20/1, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, UBMTTQ Việt Nam thành phố, Hội Doanh nhân nữ thành phố, Chi hội Nữ trí thức BV, Ban nữ công BV, Phòng Công tác xã hội-Chăm sóc khách hàng tổ chức chương trình “Xuân kết nối yêu thương” cho bệnh nhân.

​“Xuân kết nối yêu thương” đến với bệnh nhân khó khăn
WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên

Mặc dù được sự quan tâm của các cấp, ban ngành nhưng do lợi ích trồng rừng kinh tế khá lớn nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế ngày càng diễn biến khá phức tạp.

Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Return to top