Thế giới

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

ClockChủ Nhật, 21/04/2024 11:44
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậuNgân hàng Thế giới chia sẻ thêm dữ liệu để thu hút đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triểnNgân hàng Thế giới (WB): GDP toàn cầu có thể tăng hơn 20% nhờ thu hẹp khoảng cách giới

 Ngân hàng Thế giới vừa nhận được những cam kết đóng góp đáng kể để mở rộng khả năng cho vay. Ảnh: Times of India/TTXVN

Các khoản đóng góp tự nguyện này đã được công bố tại Hội nghị mùa Xuân năm 2024 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB vừa kết thúc hôm qua (20/4) tại Washington. Đây là đợt tăng vốn lớn nhất cho WB kể từ khi Mỹ và các cổ đông khác mở rộng sứ mệnh của WB ra rộng hơn ngoài việc chống đói nghèo vào năm 2022.

Vào tháng 4/2023, các cổ đông của WB đã thông qua việc tăng chỉ số đòn bẩy của ngân hàng để tăng khả năng cho vay thêm khoảng 40 tỷ USD trong 10 năm tới và mở rộng các bảo lãnh song phương để có thêm 10 tỷ USD tài chính.

Phần lớn trong cam kết tài trợ mới nhất - khoảng 9 tỷ USD, được Mỹ dành cho Nền tảng bảo đảm danh mục đầu tư mới, hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn cổ phần vào các dự án đủ điều kiện. Khoản đóng góp này sẽ chỉ một phần là tiền mặt, một còn lại dưới dạng bảo lãnh của Mỹ cho nền tảng của WB.

Bên cạnh Mỹ, Nhật Bản tuyên bố sẽ đóng góp 1 tỷ USD cho chương trình bảo lãnh, Pháp dự kiến đóng góp 500 triệu USD và Bỉ dự kiến đóng góp số tiền không được tiết lộ.

Trong khi đó, Anh, Đan Mạch, Đức, Italy, Latvia, Hà Lan và Na Uy cam kết đóng góp vào cơ chế vốn hỗn hợp - một công cụ bao gồm đặc điểm của cả nợ và vốn chủ sở hữu để thúc đẩy các khoản vay. Trong số này, Anh đóng góp 100 triệu bảng (123,7 triệu USD).

Giám đốc tài chính của WB Anshula Kant cho biết nguồn vốn này sẽ chỉ tài trợ cho các dự án mang lại lợi ích xuyên quốc gia, chẳng hạn như những dự án giảm phát thải khí nhà kính hoặc giúp ngăn chặn đại dịch. Theo bà Kant, những công cụ này khuyến khích các nhà tài trợ đóng góp trên cơ sở tự nguyện cho các hoạt động và dự án này. Mặt khác, nó cũng khuyến khích các nước đi vay đầu tư vào những loại dự án có mục đích như trên, với lợi ích không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước.

Ngoài ra, Nhật Bản là nước đóng góp đầu tiên cho “Livable Planet Fund” (“Quỹ Hành tinh có thể sống được”) mới được thiết kế để thu hút sự đóng góp từ các chính phủ, tổ chức từ thiện và khu vực tư nhân, nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án từ đầu tư chuyển đổi năng lượng sang cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Quỹ này được đặt tên theo tuyên bố sứ mệnh mới và mở rộng của ngân hàng, “tạo ra một thế giới không còn đói nghèo trên một hành tinh có thể sống được”, được xác nhận vào năm ngoái để phản ánh một phần vai trò tài trợ khí hậu của WB.

Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze nói rằng cần mở rộng hơn nữa khả năng cho vay của WB vì nhu cầu của các nước nghèo sẽ tiếp tục tăng. “Cuộc cải cách của WB sẽ không dừng lại ở đây”, bà khẳng định.

Trong khi đó, Chủ tịch WB Ajay Banga cho biết ngân hàng đang thực hiện một số sáng kiến khác nhằm mở rộng khả năng cho vay của WB, bao gồm cả việc khai thác nguồn vốn có thể huy động được để có thể giải phóng thêm hàng trăm tỷ USD khả năng cho vay.

 

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Có cách chi giúp dân bài trừ…

Suốt mấy tuần rồi, không thấy mặt anh bạn hàng xóm, chỉ mình chị vợ với 2 đứa con, hết cho đứa này ăn lại quay sang chở đứa khác đi học. Cứ nghĩ anh bạn đi công tác hoặc có việc gia đình dưới quê nên tôi cũng chẳng để tâm.

Có cách chi giúp dân bài trừ…
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Return to top