Thế giới

Việt Nam, Ấn Độ vượt Bangladesh về xuất khẩu hàng may mặc giá trị cao sang Mỹ

ClockThứ Năm, 03/10/2024 11:51
TTH - Trang Business Standard hôm qua (2/10) dẫn báo cáo của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ cho biết trong cuộc cạnh tranh giành thị phần lớn hơn trên thị trường hàng may mặc của Mỹ, Việt Nam và Ấn Độ đang vượt qua Bangladesh, đặc biệt là về xuất khẩu hàng may mặc giá trị cao.

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

 Việt Nam hiện dẫn đầu thị phần xuất khẩu dệt may vào Mỹ. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, báo cáo cho rằng xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ đang gia tăng do hai nước này ngày càng tập trung vào xuất khẩu hàng may mặc giá trị cao, có cơ sở hạ tầng tốt hơn và đầu tư nước ngoài tăng lên. Và khi sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này trên đà suy yếu, các quốc gia khác - bao gồm Bangladesh, Việt Nam và Ấn Độ, đã mở rộng sự hiện diện trên thị trường hàng may mặc lớn nhất thế giới.

Cụ thể, thị phần hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tính theo giá trị USD đã giảm từ 37,7% (năm 2013) xuống còn 21,3% (năm 2023). Ngược lại, thị phần của Việt Nam tăng từ 10,0% lên 17,8%, trong khi Bangladesh tăng từ 6% lên 9% trong cùng thời kỳ. Đồng thời, thị phần của Ấn Độ cũng tăng từ 4% lên 5,3%, và thị phần của Pakistan tăng từ 1,9% lên 2,6%.

Báo cáo cũng lưu ý thêm rằng Bangladesh - quốc gia chuyên về hàng dệt kim cotton giá cả phải chăng như quần jean và áo phông, đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc cạnh tranh với Việt Nam và Ấn Độ ở các phân khúc sản phẩm có giá trị cao. Và dù xuất khẩu của Bangladesh đã tăng trong thập kỷ qua, nhưng vẫn chỉ bằng gần một nửa so với Việt Nam, quốc gia giữ vị trí số 1 trong danh sách 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu sang Mỹ.

Theo đánh giá của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, Việt Nam đã trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hàng may mặc nhờ có chính sách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, sản xuất quy mô lớn và môi trường kinh doanh thân thiện.

Việt Nam còn “ghi điểm” với chi phí thấp, tính linh hoạt cao và khả năng tiếp cận thị trường nhanh chóng, được hỗ trợ bởi lực lượng lao động trẻ, đông đảo và cơ sở hạ tầng giao thông tốt. Bên cạnh đó, sự ổn định về kinh tế và chính trị cũng làm tăng sức hấp dẫn của quốc gia này so với các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á.

Trong khi đó, Campuchia cũng chứng kiến sự tăng trưởng trong xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ, với thị phần tăng từ 3,2% vào năm 2013 lên 4,3% vào năm 2023, nhờ vị trí gần Trung Quốc và Việt Nam và chi phí tìm nguồn cung ứng thuận lợi.

Với Ấn Độ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, chiếm 32% trong tổng số 14,5 tỷ USD xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu của Ấn Độ trong năm 2023. Ấn Độ đã tăng từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 3 về xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ. Các nhà sản xuất hàng may mặc nước này cũng tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao, chẳng hạn như các sản phẩm thêu tay và có sự tích hợp theo chiều dọc gần như hoàn chỉnh, với nguồn cung ứng hơn 90% nguyên liệu thô trong nước.

Dù thị phần hàng may mặc của Pakistan nhập khẩu vào Mỹ cũng ghi nhận sự tăng trưởng trong thập kỷ qua, nhưng báo cáo cho thấy rủi ro địa chính trị là lý do chính khiến nước này khó có thể trở thành nhà cung cấp lớn hơn cho thị trường Mỹ, bất chấp việc một số công ty lấy nguồn hàng từ Pakistan nói rằng các dịch vụ ở đây vẫn hoạt động tốt và không có thách thức nào về an ninh.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Standard)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ ủng hộ phúc lợi lao động và hợp tác toàn cầu

Tại cuộc họp lần thứ 353 của Cơ quan quản lý của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) diễn ra tại Geneva, phái đoàn Ấn Độ do Tổng cục trưởng chuyên trách Cục xúc tiến Công nghiệp và Nội dung Sumita Dawra dẫn đầu đã nhấn mạnh những bước tiến của quốc gia này trong việc thúc đẩy phúc lợi lao động và công lý xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Ấn Độ ủng hộ phúc lợi lao động và hợp tác toàn cầu
Nổi bật tuần qua: Việt Nam nâng cấp quan hệ với Indonesia, Singapore lên đối tác chiến lược toàn diện

Tuần từ ngày 10-16/3/2025, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Chuyến thăm cấp Nhà nước Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm; Hội nghị thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển AI và bán dẫn; Quốc hội chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Giá vàng tăng cao chưa từng có; Dịch sởi vẫn có xu hướng tăng tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nổi bật tuần qua Việt Nam nâng cấp quan hệ với Indonesia, Singapore lên đối tác chiến lược toàn diện
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế - thương mại

Sáng 13/3 theo giờ địa phương, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ở thủ đô Washington D.C, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế - thương mại
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030

Thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định khoảng 6-7%/năm, dòng vốn FDI liên tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao, cùng hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng bộ, phân khúc này đang định hình lại bản đồ đầu tư quốc gia.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030
Return to top