Thế giới

Vi khuẩn từ Trái đất có thể hữu ích trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa

ClockThứ Tư, 11/11/2020 15:05
TTH.VN - Các thí nghiệm được thực hiện trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã gợi ý rằng vi khuẩn từ Trái đất có thể được sử dụng để khai thác các khoáng chất hữu ích trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa.

Trạm Vũ trụ Quốc tế truy vết lỗ hổng làm rò rỉ không khíRobot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được đưa vào vũ trụ

Các loại vi khuẩn từ Trái đất đã được trải qua các thí nghiệm về khả năng khia thác mỏ sinh học trên trạm ISS. Ảnh minh họa: TTXVN

Các vi sinh vật đã được sử dụng trên Trái đất để khai thác các nguyên tố quan trọng về kinh tế từ đá khoáng, bao gồm các nguyên tố đất hiếm, được sử dụng trong điện thoại di động và thiết bị điện tử.

Các nhà khoa học ở Vương quốc Anh đã dành 10 năm để phát triển các lò phản ứng khai thác mỏ sinh học có kích cỡ một bao diêm cho thí nghiệm này. Mười tám thiết bị đã được vận chuyển lên ISS trên một tên lửa SpaceX vào tháng 7/2019. Các mảnh bazan nhỏ, tương tự như phần lớn vật chất trên bề mặt của Mặt trăng và sao Hỏa, được đưa vào các thiết bị và ngâm trong dung dịch vi khuẩn.

Thí nghiệm kéo dài ba tuần đã đánh giá tiềm năng của ba loài vi khuẩn trong việc chiết xuất các nguyên tố đất hiếm từ đá bazan. Chỉ có một loài - Sphingomonas desiccabilis, có thể tách các nguyên tố đất hiếm ra khỏi đá bazan ở cả ba điều kiện trọng lực khác nhau - vi trọng lực (đôi khi được gọi là không trọng lực), trọng lực giống sao Hỏa và trong điều kiện tiêu chuẩn trên Trái đất.

Các phát hiện của nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm thứ ba, cho thấy có thể có hoạt động sinh học diễn ra trên Mặt trăng và sao Hỏa.

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Khu vực châu Âu vừa chứng kiến số lượng gia tăng các ca nhiễm chủng siêu vi khuẩn hypervirulent Klebsiella pneumoniae (hvKp) kháng kháng sinh, được dự báo sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gia tăng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một báo cáo.

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm
Return to top