Thế giới

Vai trò lãnh đạo của Indonesia là chìa khóa định hình khả năng phục hồi kinh tế ASEAN

ClockThứ Năm, 24/10/2024 17:45
TTH.VN - Giới chuyên gia cho biết, tình hình địa chính trị vô cùng phức tạp đang gây ra những làn sóng chấn động trên khắp chuỗi cung ứng toàn cầu, làm mất ổn định thị trường năng lượng và gia tăng xu hướng bảo hộ.

Nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh là trọng tâm chiến lược cho Singapore và ASEANASEAN - Điểm đến tiềm năng cho du lịch y tế và sản xuất dược phẩm sinh học của Trung QuốcASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khốiVụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam ÁIndonesia đặt mục tiêu trở thành thành viên OECD trong 2-3 năm tớiIndonesia mở thầu mua 500.000 tấn gạo

Vai trò tích cực của Indonesia rất quan trọng trong việc đảm bảo ASEAN vẫn là nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa: Tạp chí Tài chính

Tình hình phức tạp

Trong bối cảnh đầy rủi ro này, thế giới cũng phải đối mặt với những thách thức kết hợp của tăng trưởng kinh tế chậm lại, bất ổn tài chính, cũng như thảm họa khí hậu và khủng hoảng sức khỏe. Những vấn đề xảy ra cùng một lúc này đã làm dấy lên mối lo ngại cấp bách về khả năng phục hồi kinh tế dài hạn cho nền kinh tế toàn cầu. Trong thời điểm bấp bênh như vậy, nhu cầu hành động hợp tác để bảo vệ sự ổn định và tăng cường khả năng chống chọi, phục hồi sau gián đoạn kinh tế chưa bao giờ cấp thiết hơn lúc này.

Vai trò then chốt của Indonesia

Với vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên dồi dào và lực lượng lao động trẻ, năng động, Indonesia có vị thế riêng để thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN trong tương lai cũng như tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của khu vực.

Là nền kinh tế lớn nhất khu vực, Indonesia đóng vai trò then chốt trong việc định hình chương trình nghị sự kinh tế của ASEAN với thành tích nhất quán. Nước này đã dẫn đầu nhiều sáng kiến khu vực lớn định hình quỹ đạo hợp tác kinh tế ở Đông Nam Á.

Đơn cử, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 2003, đặt nền móng cho việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau này.

Trong suốt nhiệm kỳ chủ tịch vào năm ngoái, Indonesia đã ủng hộ các ưu tiên phản ánh chương trình nghị sự quốc gia của riêng mình. Đồng thời nước này cũng đi đầu trong quá trình phục hồi sau đại dịch thông qua chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Các cột mốc quan trọng trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia bao gồm tổ chức Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định Khung kinh tế số ASEAN (DEFA).

Hiện nước này cũng đang tích cực tìm cách giảm bớt rào cản đối với sự thịnh vượng trong xã hội, xây dựng khả năng phục hồi được vun đắp từ gốc rễ. Thông qua các chương trình xã hội có mục tiêu, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), hòa nhập kỹ thuật số và phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các vùng xa xôi với các trung tâm kinh tế, Indonesia đang củng cố nền kinh tế địa phương và giải quyết các bất bình đẳng nội bộ.

Sự tập trung vào tăng trưởng toàn diện này cũng giúp định hình vai trò lãnh đạo kinh tế của Indonesia trong ASEAN. Thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN, Indonesia nhấn mạnh vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các MSME để thúc đẩy sức sống kinh tế và giảm bất bình đẳng, tạo nền tảng cho tăng trưởng công bằng và thịnh vượng chung. Đây là điều kiện tiên quyết cho khả năng phục hồi lâu dài.

Với sự hội nhập sâu sắc của nền kinh tế Indonesia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và vai trò quan trọng của thương mại quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc thúc đẩy chương trình nghị sự thương mại mở thông qua mạng lưới mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do ASEAN với các đối tác chính là điều cần thiết. Indonesia nhìn chung đã đóng vai trò chủ chốt trong các sáng kiến này, đáng chú ý là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, có hiệu lực vào năm 2022.

Theo nhận xét của các học giả, vai trò tích cực của Indonesia sẽ tiếp tục quan trọng trong việc đảm bảo ASEAN vẫn là nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và là cường quốc thương mại toàn cầu lớn thứ ba, ASEAN phải tăng cường khả năng điều hướng trật tự toàn cầu ngày càng phân mảnh… Việc tăng cường hội nhập kinh tế đối ngoại sẽ là điều cần thiết để đảm bảo khả năng phục hồi trước những thách thức toàn cầu. Hơn nữa, ASEAN phải ưu tiên một số sáng kiến và ưu tiên chiến lược nhằm củng cố khả năng phục hồi, cũng như thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện trên toàn khu vực.

Để thúc đẩy tăng trưởng, ASEAN phải tập trung vào việc giảm các rào cản phi thuế quan, hài hòa hóa tiêu chuẩn và tăng cường các quy trình thương mại và hải quan kỹ thuật số. Việc nâng cấp đang diễn ra của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giải quyết cả các vấn đề thương mại truyền thống và các thách thức mới nổi như kết nối chuỗi cung ứng và an ninh lương thực…

Ngoài ra, cần cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách thúc đẩy tính minh bạch của quy định, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo khả năng vận chuyển liền mạch của hàng hóa, dịch vụ và con người trên khắp khu vực…

Kết hợp nhiều nỗ lực khác, nhìn về tương lai, dưới sự lãnh đạo của Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, Indonesia được kỳ vọng sẽ tiếp tục vai trò chủ động trong hành trình dẫn dắt ASEAN vượt qua những phức tạp của nền kinh tế toàn cầu bị phân mảnh. Bằng cách tận dụng thế mạnh kinh tế và vị thế chiến lược của Indonesia, ASEAN sẽ có vị thế tốt để đảm bảo sự thịnh vượng hậu 2025 và vạch ra con đường táo bạo hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2045, phù hợp hoàn hảo với Tầm nhìn Indonesia Vàng 2045.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakata Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Return to top