Thế giới

UNICEF cần hơn 42 triệu USD để ứng phó với Covid-19

ClockThứ Ba, 18/02/2020 09:51
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết cơ quan này cần khẩn cấp hơn 42 triệu USD để tăng cường ứng phó với sự lây lan của virus corona chủng mới (Covid-19).

Trung Quốc khử trùng, không dùng tiền giấy để ngăn dịch virus COVID-19 lây lanASEAN chống dịch COVID-19 với cách tiếp cận mạch lạc và toàn diệnNhiều quốc gia hạ dự báo tăng trưởng năm 2020 do COVID-19Nhật Bản, Singapore đối mặt nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của COVID-19Chuyên gia quốc tế họp tại Trung Quốc bàn cách ứng phó dịch COVID-19

Các nhân viên y tế đưa các bệnh nhân nhiễm covid-19 vào khu vực cách ly tại Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 4/2/2020. Ảnh: Tân Hoa xã

Trong tuyên bố đưa ra hôm 17/2, Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore, cho rằng trọng tâm trước mắt là giảm sự lây truyền từ người sang người, song cũng cần giúp đỡ trẻ em ở những khu vực mà việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu đã bị gián đoạn.

Người đứng đầu UNICEF nhấn mạnh việc ứng phó với sự lây lan của Covid-19 đang thực sự là “cuộc chạy đua với thời gian”.

Các biện pháp ứng phó hiện nay của UNICEF tập trung vào việc hỗ trợ Trung Quốc và các nước khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Kể từ ngày 29/1 đến nay, UNICEF đã vận chuyển 13 tấn nhu yếu phẩm bằng đường hàng không để cung cấp cho các nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19, bao gồm quần áo bảo hộ, mặt nạ, kính bảo hộ và găng tay dùng cho nhân viên y tế.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Return to top