Thế giới

Tương lai phục hồi trong tầm tay của ngành hàng không toàn cầu

ClockThứ Tư, 06/10/2021 20:28
TTH - Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thông tin, ngành hàng không toàn cầu sẽ tổn thất gần 12 tỷ USD trong năm 2022, giảm 78% so với khoản lỗ ghi nhận trong năm nay nhờ các hãng hàng không đã và đang phục hồi dần sau dịch COVID-19.

Sự phục hồi của lưu lượng hàng không toàn cầu bị trì hoãn kéo dàiPhục hồi ngành du lịch hàng không toàn cầu vào năm 2023 “là hợp lý”

Ngành hàng không sẽ có lãi trở lại vào năm 2023. Ảnh minh họa: Nhân Dân

Trước đó, IATA, đại diện cho 300 hãng hàng không khai thác hơn 80% lưu lượng hàng không trên thế giới cho biết, thiệt hại của ngành trong năm 2021 sẽ tồi tệ hơn so với dự đoán ban đầu, với mức tổn thất tổng cộng là 51,8 tỷ USD, tăng cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 là 47,7 tỷ USD.

Đối với năm 2020, thiệt hại ròng là 137,7 tỷ USD, nhiều hơn mức 126,4 tỷ USD mà IATA ước tính, nâng tổng thiệt hại ròng mà ngành hàng không phải gánh chịu từ khi đại dịch bùng phát đến nay là hơn 200 tỷ USD.

Trong cuộc họp thường niên tại Boston, Tổng Giám đốc IATA Willie Walsh nhận định: “Chúng ta đã vượt qua thời điểm sâu nhất của cuộc khủng hoảng. Trong khi các vấn đề vẫn đang còn nghiêm trọng, con đường phục hồi hiện đang được xem xét kỹ lưỡng”. Tuy nhiên, IATA vẫn kêu gọi các chính phủ duy trì những chế độ hỗ trợ tiền lương và nhiều chính sách khác cho đến khi lưu lượng hàng không quốc tế phục hồi trở lại.

IATA dự báo, ngành hàng không sẽ có lãi trở lại vào năm 2023, tổng số hành khách di chuyển bằng đường hàng không sẽ tăng lên 3,4 tỷ người trong năm tới, tức tăng cao hơn so với 2,3 tỷ người của năm nay.

Nhìn chung, nhu cầu du lịch quốc tế sẽ tăng gấp đôi trong năm 2022 và đạt 44% mức đi lại của năm 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng, cũng như việc dỡ bỏ các hạn chế biên giới do chính phủ áp đặt sẽ quyết định tốc độ phục hồi thực tế như thế nào.

Đối với nhu cầu đi lại trong nước, đến năm 2022 sẽ ước đạt 93% so với mức tiền đại dịch, cải thiện 20% so với năm nay.

Doanh thu từ hành khách trong năm 2022 cũng dự kiến sẽ tăng khoảng 67% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 378 tỷ USD. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn là một điểm sáng, với nhu cầu cho dịch vụ này tăng 13,2% so với mức của năm 2019, IATA cho hay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top