Thế giới

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng có tên trong nhóm cố vấn khoa học mới của WHO

ClockThứ Năm, 14/10/2021 10:33
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, nhà khoa học Việt Nam đồng lãnh đạo Chương trình Sức khỏe con người và động vật tại viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế tại Nairobi, là một trong 26 nhà khoa học tham gia trong nhóm cố vấn mới của WHO.

WHO đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus Sars-CoV-2Nhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ HánWHO cử nhóm chuyên gia y tế đến Trung Quốc điều tra về dịch virus corona

Ông Nguyễn Việt Hùng (trái), chuyên gia Việt Nam, tham gia nhóm điều tra COVID-19 của WHO - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ngày 13-10, Tổ chức Y tế thế giới công bố đề xuất 26 chuyên gia vào nhóm cố vấn khoa học mới về nguồn gốc của các mầm bệnh mới. 

Trong đó, một số người đã tham gia trong nhóm chuyên gia của tổ chức này đến Vũ Hán, Trung Quốc để tìm hiểu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 vào đầu năm nay. Ông Nguyễn Việt Hùng là một trong những thành viên kỳ cựu này.

Danh sách 26 nhà khoa học được đề xuất đến từ nhiều quốc gia được công bố công khai để tham vấn rộng rãi.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Hiểu nguồn gốc của các mầm bệnh mới là điều cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát có thể làm xuất hiện dịch bệnh và đại dịch trong tương lai. Công việc này đòi hỏi nhiều chuyên môn. 

Chúng tôi rất hài lòng với tầm cỡ của các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới được lựa chọn cho nhóm cố vấn khoa học".

Tháng 8 năm ngoái, WHO cho biết đang tìm kiếm những bộ óc khoa học vĩ đại nhất để tư vấn cho các cuộc điều tra về các mầm bệnh mới, có tính đe dọa cao với khả năng lây từ động vật sang người. Các mầm bệnh này có thể gây ra đại dịch mới trong tương lai.

Sau đại dịch COVID-19, WHO và các nước trên thế giới ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai và nhiều nỗ lực về nghiên cứu, giám sát đang được thực hiện để hiện thực hóa điều này.

Ông Nguyễn Việt Hùng có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các nước đang phát triển. Ông sở hữu bằng cử nhân sinh học ở Việt Nam và bằng tiến sĩ khoa học đời sống - môi trường ở Pháp.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Để Tết này khỏe và đẹp

Đó là chủ đề của buổi nói chuyện với sự chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ dinh dưỡng tự nhiên Mai Hằng tại Silent Space (32 Tây Sơn, TP.Huế) ngày 23/11. Hoạt động trong khuôn khổ chương trình Lunch and Learn - Cùng học hỏi, cùng ăn trưa, cùng kết nối.

Để Tết này khỏe và đẹp
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Return to top