ClockThứ Bảy, 19/11/2016 06:19

WHO: Zika không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 18/11 công bố trong một cuộc họp báo trực tuyến rằng, virus Zika không còn đặt ra tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

WHO: Zika “rất có thể” sẽ lan rộng khắp châu ÁWHO kêu gọi tiến hành các biện pháp mạnh ứng phó với Zika ở Đông Nam ÁCần 122 triệu USD để đối phó với Zika trên toàn cầuWHO khuyến cáo phụ nữ ở những vùng lan truyền Zika nên hoãn mang thai

Zika là loại virus do muỗi truyền có liên quan đến dị tật bẩm sinh như tật đầu nhỏ. Ảnh: AFP 

"Virus Zika vẫn còn là một vấn đề rất quan trọng và lâu dài, nhưng không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu", Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của WHO, ông David Heymann nói.

Trong đợt bùng phát bắt đầu vào giữa năm 2015, hơn 1,5 triệu người nhiễm Zika, chủ yếu tại Brazil và hơn 1.600 em bé mắc tật đầu nhỏ được sinh ra kể từ năm ngoái, theo báo cáo của WHO.

Vào tháng 2/2016, cơ quan y tế toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tuyên bố đại dịch Zika là một tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Brazil, tâm điểm của dịch bệnh trước đó vào ngày 18/11 cho biết sẽ tiếp tục đối phó với Zika như một tình trạng y tế khẩn cấp.

"Chúng tôi sẽ duy trì tình trạng khẩn cấp tại Brazil cho đến khi chúng tôi hoàn toàn yên tâm về tình hình", Bộ trưởng Y tế Brazil Ricardo Barros nói với các nhà báo.

Trong hầu hết các trường hợp trên toàn thế giới, bệnh nhân nhiễm virus Zika do muỗi truyền, mặc dù một số trường hợp nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Cũng trong ngày 18/11, WHO kêu gọi cẩn trọng để không bỏ qua những rủi ro vẫn còn đặt ra bởi loại virus đã được phát hiện tại 73 quốc gia trên toàn thế giới, chủ yếu là ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe.

"Chúng tôi không hạ thấp tầm quan trọng" của việc đối phó với virus Zika, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO Peter Salama nhấn mạnh.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Nytimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top