ClockThứ Ba, 12/03/2019 11:45

WHO ra chiến lược mới hỗ trợ chống lại đại dịch cúm

TTH.VN - Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 11/3 vừa đưa ra chiến lược bảo vệ người dân trên toàn thế giới chống lại mối đe dọa của bệnh cúm trong vòng 1 thập kỷ tới và cảnh báo rằng các đại dịch mới “là điều không thể tránh khỏi”.

Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp do bùng phát dịch cúm H1N1Nhật Bản: Dịch cúm lợn bùng phát, chính phủ và người dân bất đồng về tiêm vaccineThêm nhiều hành khách đổ bệnh trên các chuyến bay đến Philadelphia, MỹLiên Hiệp quốc cảnh báo khả năng lây lan dịch sốt heo châu PhiHongkong tạm ngưng nhập khẩu gia cầm Malaysia do ảnh hưởng của H5N1

WHO khuyến cáo tiêm vaccine hằng năm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của các đại dịch cúm. Ảnh: Medical Xpress

Theo mô tả của WHO, được mệnh danh là một trong những thách thức về sức khỏe cộng đồng lớn nhất thế giới, mỗi năm, dịch cúm, đặc biệt là cúm theo mùa ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người và cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người.

“Mối đe dọa của đại dịch cúm luôn hiện hữu”, Người đứng đầu tổ chức WHO – Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một tuyên bố của mình cho hay.

Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã phải chịu đựng rất nhiều đại dịch với sức ảnh hưởng vô cùng tàn khốc. Trong đó bao gồm cả bệnh cúm Tây Ban Nha. Bùng phát vào năm 1918, đại dịch đã giết chết hàng triệu người trên toàn thế giới.

Ngoài ra, dịch cúm H1N1 bùng phát trong 3 năm 1957, 1968 và 2009 cũng khiến 18.500 người tại 214 quốc gia tử vong. 

Tại sự kiện ra mắt chiến lược mới, người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh sự cần thiết của tinh thần cảnh giác và sự chuẩn bị đầy đủ cho những trường hợp xấu xảy ra trong tương lai.

Mặc dù công tác chuẩn bị chống lại đại dịch dự kiến sẽ chỉ tiêu tốn ít hơn 1USD/người/năm, song tổ chức WHO cũng nhận định việc đối phó với đại dịch lại tiêu tốn một khoản chi phi lớn hơn khoảng 100 lần.

Theo đó, chiến lược mới kêu gọi tất cả các quốc gia trên toàn cầu tăng cường chương trình y tế thông thường và phát triển nhiều chương trình y tế phù hợp nhằm đẩy mạnh quá trình giám sát dịch bệnh, cũng như thực hiện tốt công tác ứng phó, phòng ngừa, kiểm soát và chuẩn bị.

Tiêm vaccine là điều cần thiết

Để đối phó với đại dịch, WHO khuyến cáo tiêm vaccine cúm hằng năm là cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Đặc biệt là đối với nhân viên y tế - những cá nhân làm trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với virus cúm, hay những người có nguy cơ gặp biến chứng cao khi mắc bệnh cúm.

Ngoài ra, tổ chức cũng kêu gọi phát triển nhiều loại vaccine và phương pháp chống virus có tính hiệu quả và dễ tiếp cận, dễ sử dụng hơn. Do biến chứng không ngừng của bệnh, điều cần thiết là công thức vaccine cần phải được thay đổi và cập nhật thường xuyên.

Trả lời báo giới ở Geneva, Tiến sĩ Martin Friede thuộc WHO cho biết những tiến bộ đạt được trong thời gian gần đây đã cung cấp những chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết để thế giới đối mặt với các đại dịch cúm tiếp theo. Với chiến lược mới này, vị tiến sĩ khẳng định WHO sẽ mở rộng quan hệ đối tác để tăng cường nghiên cứu, cải tiến và đổi mới các loại vaccine, cũng như triển khai các cách thức, công cụ khác để chống lại bệnh cúm.

Đan Lê (Lược dịch từ The Nation)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top