ClockThứ Bảy, 18/06/2016 06:07

WHO: Kho dự trữ toàn cầu vaccine sốt vàng da có nguy cơ không đủ đáp ứng

TTH.VN - Kho dự trữ toàn cầu vaccine sốt vàng da có thể sẽ không đủ đáp ứng nếu dịch đồng thời bùng phát ở các khu vực đông dân cư không thuộc trường hợp khẩn cấp, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên tiếng cảnh báo, nhấn mạnh rằng tính đến giữa tháng 6/2016, gần 18 triệu liều vaccine này đã được phân phối tại Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), và Uganda trong năm nay.

WHO: Bùng phát sốt vàng da ở AngolaWHO: Cần hành động khẩn cấp trước dịch sốt vàng da ở châu Phi

Chiến dịch chủng ngừa bệnh sốt vàng da ở tỉnh Huambo, Angola, bắt đầu từ ngày 12/4/2016 và kết thúc vào ngày 31/5/2016, đã tiêm phòng cho 1.170.683 người. Ảnh: WHO

Đáng chú ý, ổ dịch ở Angola đã dùng hết 6 triệu liều – con số cao gấp đôi trong năm nay và là mức cao chưa từng thấy trước đây. Trong quá khứ, chưa bao giờ lượng vaccine được sử dụng để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh trong một nước vượt quá 4 triệu liều.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 4 nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã được làm việc hết sức để có thể bổ sung vaccine cho kho dự trữ, nâng lượng dự trữ toàn cầu lên 6,2 triệu liều vào đầu tháng 6 này.

Sốt vàng da ở các vùng đô thị có thể lây lan nhanh chóng ở các thành phố đông dân cư, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và gây ra những hậu quả nhân đạo rất nghiêm trọng. Theo WHO, tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất vaccine phải mất một thời gian dài - khoảng 12 tháng - và rất khó để dự đoán trước số lượng vaccine cần thiết mỗi năm để đáp ứng  được sự bùng phát dịch bệnh.

Năm 1997, WHO, kết hợp với Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) và Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC), đã thành lập Nhóm Điều phối Quốc tế (ICG) để quản lý kho dự trữ vaccine khẩn cấp cho dịch bệnh trong tương lai và điều phối việc phân phối vaccine cho các khu vực bị ảnh hưởng.

Dịch sốt vàng da năm nay được lần đầu tiên được xác nhận vào ngày 19/1/2016 tại Angola. Chín ngày sau, Bộ Y tế Angola yêu cầu đến 1,8 triệu liều vaccine của kho dự trữ toàn cầu của các nguồn cung cấp vaccine khẩn cấp, và được phê duyệt ngay trong ngày hôm đó. Kể từ đó, quốc gia này đã thực hiện thêm một số yêu cầu bổ sung vaccine từ kho dự trữ khẩn cấp. Các chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra hiện nay do sự lây lan căn bệnh này, do đó, cũng đang đặt ra nhu cầu liên tục cho kho dự trữ.

Ngoài ra, sự bùng phát dịch sốt vàng da ở Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo cũng làm dài thêm danh sách vaccine cần cung cấp toàn cầu với nhu cầu tương ứng đến hơn 700.000 và 2,2 triệu liều vaccine.

Sốt vàng da là một bệnh xuất huyết do virus cấp tính lây truyền qua muỗi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh sốt vàng da bao gồm sốt, nhức đầu, vàng da, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi.

                                    Tố Quyên (Lược dịch từ UNDPI & Medicalnewsmediasource)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top