ClockThứ Tư, 28/02/2018 14:20

Hơn 100 thành phố hiện được cung cấp ít nhất 70% năng lượng tái tạo

TTH.VN - Nhiều thành phố và đô thị trên thế giới đang đi đầu trong cuộc cách mạng năng lượng tái tạo.

Hàn Quốc xây dựng trang trại năng lượng mặt trờiADB hỗ trợ Việt Nam tái tạo năng lượng từ rác thảiCuộc chiến năng lượng Nga-Mỹ: Cơ hội chia đôiNga tiếp tục là nhà phân phối năng lượng chính cho thị trường châu Âu

Burlington, Vermont là thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch vào năm 2015. Ảnh: Livability

Theo nghiên cứu mới của CDP (trước đây là Dự án Kiểm soát khí thải cácbon, nắm giữ thông tin về năng lượng của hơn 570 thành phố trên thế giới), có hơn 100 thành phố trên khắp thế giới hiện nay sử dụng ít nhất 70% điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, địa nhiệt và thủy điện. Con số này gần gấp đôi so với năm 2015 là 40 thành phố.

Danh sách này điểm tên các thành phố lớn với mật độ dân cư dày đặc như Auckland (New Zealand), Nairobi (Kenya), Oslo (Na Uy), Seattle  (Hoa Kỳ) và Vancouver (Canada).

Ấn tượng hơn, trong danh sách này có đến 43 thành phố đáng ngưỡng mộ, bao gồm Burlington (Bang Vermont, Hoa Kỳ), Reykjavik (Iceland), Basel (Thụy Sĩ) đang được phủ sóng với 100% năng lượng tái tạo.

Với khoảng 275 thành phố đang báo cáo về việc sử dụng thủy điện, 189 thành phố sản xuất và tiêu thụ điện gió và 184 đô thị sử dụng quang điện mặt trời, có thể thấy xu hướng sử dụng năng lượng sạch đang phát triển mạnh mẽ trên hành tinh.

Burlington, thành phố lớn nhất của của Bang Vermont, Hoa Kỳ, với dân số 42.000 người, đã trở thành thành phố đầu tiên của nước này sử dụng điện hoàn toàn từ nguồn tái tạo vào năm 2015. Hoạt động của thành phố lấy năng lượng hoàn toàn từ gió, mặt trời, sinh khối và thuỷ điện và thậm chí nó còn có mạng lưới năng lượng riêng.

Tại Hoa Kỳ, khoảng 58 thành phố và đô thị, bao gồm các đô thị lớn như Atlanta và San Diego, đang dần loại bỏ nhiên liệu hoá thạch và đã công bố kế hoạch sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch.

CDP cho biết, các động lực trên xuất phát rất nhiều từ bản cam kết toàn cầu về hành động vì khí hậu và năng lượng đã được ký bởi hơn 7.000 thị trưởng.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ Ecowatch)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top