ClockThứ Năm, 25/01/2018 14:00

Hòa đàm Syria đang ở thời điểm then chốt

Đại diện Liên Hợp Quốc cho biết, điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán đã được loại bỏ và hòa đàm Syria sẽ tập trung vào vấn đề hiến pháp.

Tình hình Syria: Mỹ ngừng đàm phán, đại sứ quán Nga trúng đạn cốiNga gửi hơn 8 tấn hàng viện trợ nhân đạo đến SyriaUNESCO lên án việc tàn phá Bảo tàng Maarrat al Numan ở SyriaBất chấp cuộc đàm phán thất bại, nỗ lực cứu trợ cho Syria tăng mạnhSyria “đàm” do Mỹ - Nga “phán”

Hôm 25/1 cuộc hòa đàm về Syria sẽ diễn ra tại Vienna, Áo. Cuộc đàm phán diễn ra sau khi vòng hòa đàm thứ 8 về Syria do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ, hồi trung tuần tháng 12/2017 đã không đạt được tiến triển. Chính vì thế đây được cho là cơ hội để các bên đạt giải pháp chính trị về Syria.

Hòa đàm Syria ở Astana vào đầu năm 2017. Ảnh: New York Times.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura cho rằng vòng đàm phán tại Vienna (Áo) trong ngày 25/1 và ngày 26/1 chính là "thời điểm then chốt" đối với nỗ lực tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng Syria.

Phát biểu ngày 24/1, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Liên quan đến cuộc hòa đàm về Syria tại Vienna, Áo, Phó đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria, ông Ramzi cho biết, cuộc hòa đàm sẽ tập trung vào các vấn đề hiến pháp ở Syria. 

Về yêu cầu của phe đối lập rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ quyền lực, ông Ramzi cho biết, sẽ không có điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán tại Vienna.

Ông Ramzi nói: “Quan điểm của Liên Hợp Quốc rất rõ ràng. Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ điều kiện tiên quyết nào của các bên. Chúng tôi hy vọng rằng các bên sẽ tham gia vào cuộc thảo luận các vấn đề mà chúng tôi đề xuất với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Syria. Tuy nhiên, bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cũng không được chấp nhận”.

Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội Pháp tại thủ đô Paris, Ngoại trưởng nước này Jean-Yves Le Drian cho rằng cuộc hòa đàm tại Vienna do Liên Hợp Quốc bảo trợ là "hy vọng cuối cùng" để các bên đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài 7 năm. Ông cũng nhấn mạnh "tình hình khủng hoảng nhân đạo đang trở nên tồi tệ" tại các khu vực Afrin, Idlib và Đông Ghouta.

Trả lời phóng viên tại Vienna, trưởng đoàn đàm phán đại diện cho phe đối lập Syria Nasr Al-Hariri cho rằng 2 ngày đàm phán sắp tới sẽ là "một bài kiểm tra thực sự đối với tất cả các bên".

Trưởng đoàn Hariri nói:  “Không có bài kiểm tra nào khác ngoài sự nghiêm túc của các bên để đạt được một giải pháp chính trị. Đây là dịp để phía chúng tôi và chính quyền của ông al-Assad cho thấy quyết tâm theo đuổi một giải pháp được quốc tế ủng hộ trong khi cộng đồng quốc tế cho thấy quyết tâm đạt được một giải pháp chính trị.”

Đàm phán tại Vienna diễn ra sau khi vòng hòa đàm thứ 8 về Syria do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ, hồi trung tuần tháng 12/2017 đã không đạt được tiến triển và trong bối cảnh Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang chuẩn bị cho Đại hội Đối thoại dân tộc Syria diễn ra vào ngày 29-30/1 tới tại thành phố Sochi, Nga với sự tham dự của hơn 1.700 người.

Dự kiến, tại Đại hội do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì, các bên sẽ thảo luận việc soạn thảo Hiến pháp Syria mới và dựa trên cơ sở bản Hiến pháp mới này sẽ tiến hành bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Theo thống kê, cuộc xung đột kéo dài gần 7 năm qua ở Syria đã cướp đi hơn 340.000 sinh mạng. Syria cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong lịch sử nước này, với 7 triệu người phải đi sơ tán ở trong nước và 5,3 triệu người đi di tản ở nhiều nước khác. Trong khi đó, 10 triệu người khác dù không dời bỏ nhà cửa nhưng đang phải sống trong cảnh khó khăn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”

Đó là chủ đề của lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai 2024, được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc, UBND tỉnh, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, diễn ra tại Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, sáng 11/10.

“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”

TIN MỚI

Return to top