Thế giới

Thiếu hụt ngân sách đe dọa tương lai các cuộc đối thoại về khí hậu của LHQ

ClockThứ Bảy, 26/10/2024 14:19
TTH - Theo tin từ Reuters ngày 25/10, cơ quan hàng đầu của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách nghiêm trọng - một khoảng cách tài trợ mà các nhà ngoại giao cho rằng có thể làm suy yếu các cuộc đối thoại quốc tế về khí hậu.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầuLiên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói tại Dải Gaza

 Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập năm 2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phân tích phát hiện ra rằng Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đang chịu khoản thâm hụt ngân sách ít nhất là 57 triệu euro (61,53 triệu USD) cho năm 2024 - tương đương với gần 50% số tiền cần thiết cho cơ quan này tiến hành các cuộc đàm phán về khí hậu hàng năm giữa gần 200 quốc gia và giúp triển khai các thỏa thuận được đưa ra.

Được biết, ngân sách được đặt ra cho UNFCCC kéo dài trong 2 năm. Tổng ngân sách năm 2024-2025 của cơ quan này là 240 triệu euro, trong đó khoảng một nửa dự kiến sẽ được phân bổ cho năm nay.

Các quốc gia thành viên của UNFCCC đã ký vào bảng ngân sách và sẽ tiến hành đóng góp các khoản tiền. Ngân sách này bao gồm một quỹ cốt lõi mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải đóng góp, một quỹ bổ sung thu hút các khoản đóng góp tự nguyện và một quỹ tình nguyện khác để giúp các nhà ngoại giao từ các nước nghèo tham dự các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ.

Theo nhiều nhà ngoại giao, việc thiếu hụt ngân sách đã buộc ban thư ký phải cắt giảm nhiều hoạt động - từ việc giảm giờ hoạt động tại trụ sở chính ở Bonn (Đức), cho đến việc hủy bỏ các sự kiện “tuần lễ khí hậu” khu vực trong năm nay.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc không ngừng, nhưng nguồn lực của chúng tôi ngày càng quá tải”, một phát ngôn viên của UNFCCC cho biết.

Trong khi một số ít quốc gia như Nhật Bản và Đức đã đóng góp vượt mức cam kết, thì một số nước khác - bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và là những quốc gia phát thải khí nhà kính hàng đầu - vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình. Các khoản đóng góp thường phải được nộp vào ngày 1/1 hàng năm.

Nhưng tính đến tháng 10 này, UNFCCC chỉ mới nhận được 63 triệu euro (68 triệu USD) tiền đóng góp cho năm 2024, trong đó Mỹ vẫn nợ 7,3 triệu euro cho ngân sách cốt lõi năm 2024 của UNFCCC, mặc dù đã đóng góp 2,5 triệu euro vào ngân sách bổ sung. Trung Quốc nợ 5,6 triệu euro cho ngân sách cốt lõi, sau khi đã đóng góp 497.000 euro vào quỹ bổ sung. Giới chức Mỹ và Trung Quốc khẳng định sẽ thực hiện các khoản thanh toán của mỗi nước trong năm nay nhưng không nêu rõ thời điểm.

Tuy nhiên, ngay khi cả hai quốc gia trên đều hoàn thành nghĩa vụ đóng góp trong năm nay, thì cũng không đủ để bù đắp lỗ hổng trong ngân sách chung của UNFCCC.

Nhiều nhà ngoại giao bày tỏ lo ngại rằng khoảng cách tài trợ có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ vào thời điểm chính phủ các quốc gia đang tìm kiếm hàng nghìn tỷ USD đầu tư vào khí hậu. Theo họ, tình trạng thiếu hụt ngân sách đã ảnh hưởng đến các hoạt động của UNFCCC, chẳng hạn cản trở khả năng tài trợ cho việc đi lại của các đại diện từ các nước nghèo đến tham dự các cuộc đàm phán về khí hậu.

“Cần phải cung cấp nhiều khoản tài trợ đã cam kết hơn nữa để đảm bảo tất cả các bên - đặc biệt là những bên dễ bị tổn thương nhất - được đại diện đầy đủ trong các cuộc đàm phán khí hậu trong năm nay”, Tổng thư ký UNFCCC Simon Stiell nhắn gửi tới các chính phủ.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top