ClockChủ Nhật, 07/04/2019 21:40

Châu Á: Các nền kinh tế đang phát triển dễ bị tổn thương trước rủi ro thiên nhiên

TTH - Các nền kinh tế đang phát triển trên khắp khu vực châu Á nằm trong số những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và phải hứng chịu thiệt hại ước tính khoảng 644 tỷ USD kể từ năm 2000, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăngADB thúc đẩy quản trị nhà nước và chống lại tham nhũng ở châu Á – Thái Bình DươngChâu Á-Thái Bình Dương: 92% người dân tiếp xúc với mức độ ô nhiễm nguy hiểm

Các thành phố châu Á ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ảnh: AFP

Trong số đó, những mối nguy liên quan đến thời tiết đã gây ra tỷ lệ thiệt hại lớn nhất ở mức 507 tỷ USD (tương đương 79%), trong khi những rủi ro địa vật lý chiếm 137 tỷ USD (tương đương 21%).

Các nền kinh tế đang phát triển trên khắp châu Á nằm trong số những nền kinh tế năng động nhất toàn cầu. "Tuy nhiên, họ cũng nằm trong số những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất trước các rủi ro thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần và động đất, cũng như những tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xói mòn bờ biển và nhiệt độ khắc nghiệt", ADB nhận định.

Do đó, thiệt hại kinh tế từ những trận bão nhiệt đới ở các quốc gia không phải là thành viên giàu có của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được dự báo sẽ tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 vào năm 2100, tăng từ mức 6,7 tỷ USD/năm hiện nay lên mức 13-18 tỷ USD/năm vào năm 2100.

Đáng chú ý, điều tra hộ gia đình sau những trận lũ lụt nghiêm trọng ở các thành phố Ấn Độ cho thấy, trong trường hợp không có bảo trợ xã hội, các gia đình hứng chịu thiên tai đã sử dụng hết tiền tiết kiệm hoặc đi vay với lãi suất cao từ những người cho vay không chính thức, đẩy họ sâu hơn vào tình trạng nợ nần và nghèo đói.

Những hộ nghèo hơn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ chế thường được sử dụng để đối phó với những cú sốc về thu nhập, đặc biệt là các dịch vụ tài chính như bảo hiểm và tín dụng. Để tránh tình huống như vậy, cảnh báo sớm tốt nhất cần được thực hiện thông qua một cách tiếp cận tập thể.

Chính vì vậy, các quốc gia láng giềng trong khu vực có thể thiết lập và duy trì một hệ thống cảnh báo tích hợp, giúp làm giảm chi phí, đồng thời gia tăng hiệu quả.

Để xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu thảm hoạ, nhu cầu đầu tư ở khu vực châu Á đang phát triển được ước tính vào khoảng 26 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2016-2030, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, bao gồm các khoản đầu tư cần thiết vào giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, ADB nói thêm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top