ClockThứ Hai, 12/08/2019 15:25

20 năm Putin: Dấu ấn và di sản

20 năm cầm quyền, ông Putin đã để lại những dấu ấn nào về đối nội và đối ngoại? Và di sản nào ông Putin để lại cho nước Nga, cho người kế nhiệm?

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng làm việc với thủ tướng mới của Anh'Ngoại giao hạt nhân' Kim Jong Un - PutinTổng thống Nga Putin đọc thông điệp liên bang năm 2019

Những biện pháp chính sách đối nội của ông Putin thể hiện phong cách trị vì đất nước mạnh tay và kiên định mục đích. Ảnh: Reuters

Hai thập kỷ qua là thời kỳ không hề sóng yên biển lặng gì trên mọi phương diện đối với nước Nga và đối với ông Putin trên cương vị tổng thống Nga. Trong khoảng thời gian ấy, ông Putin không phải đã thực hiện được mọi dự định và không phải chuyện gì ông Putin làm cũng đều thành công. Nhưng những thành quả cầm quyền của ông Putin đủ để làm thay đổi nước Nga và thế giới bên ngoài.

Mạnh tay về đối nội

Nước Nga ở thời ông Putin cầm quyền đã trở nên hoàn toàn khác so với ở thời người tiền nhiệm. Ông Putin đã cải tổ nước Nga trên mọi phương diện. Đáng chú ý nhất là các cuộc cải cách về chính trị xã hội, thể chế hành chính, luật pháp, tư pháp và kinh tế.

Boris Yeltsin không làm được nhưng Vladimir Putin lại thành công với việc tiến hành 3 cuộc cải tổ lớn là cải cách thuế, tư nhân hoá đất đai và cải cách doanh nghiệp. Ông Putin đã thuần chế, hoặc đã buộc các tập đoàn kinh tế và tài chính tư nhân vốn đã có ảnh hưởng tới mức có thể được coi là lũng đoạn nhà nước ở thời trước giờ chịu bị khuất phục trước uy quyền của nhà nước.

Những biện pháp chính sách đối nội của ông Putin thể hiện phong cách trị vì đất nước mạnh tay và kiên định mục đích nên thường bị Phương Tây phê trách, đặc biệt trên các phương diện như dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận và báo chí. Cũng chính vì thế mà Phương Tây thường coi ông Putin là một nhà độc tài cho dù ông Putin luôn đắc cử tổng thống Nga với tỷ lệ phiếu bầu rất cao và vẫn luôn được đa số người dân ở Nga tin cậy và tín nhiệm.

Tác nhân không thể bỏ qua

Sau 20 năm, ông Putin chưa dẫn dắt nước Nga trở lại được vị trí và vị thế mà Liên Xô đã từng có về kinh tế và khoa học công nghệ trên thế giới nhưng nhờ những quyết sách mang tầm chiến lược và đầy quyết đoán của ông Putin mà nước Nga đã trở lại vũ đài chính trị thế giới về quân sự và địa chiến lược toàn cầu.

Ông Putin đã xoay chuyển tình thế cho nước Nga và làm thay đổi cả tương quan lực lượng cũng như cục diện chiến lược ở bình diện khu vực, châu lục và thế giới trên những phương diện này. Ukraine ở châu Âu hay Syria ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh đều là những bằng chứng xác thực và thuyết phục nhất.

Việc Nga tiếp nhận Crimea và mối quan hệ giữa Nga với UKraine đã buộc châu Âu phải vẽ lại bản đồ địa lý và chính trị ở châu Âu, làm cho cả Mỹ, NATO và EU làm gì ở châu Âu cũng phải lưu ý đến Nga, phải tính đến và thậm chí cả lệ thuộc vào phản ứng của Nga. Họ trừng phạt Nga và gây khó khăn, thiệt hại lớn cho Nga nhưng không buộc được Nga phải bị khuất phục.

Ở Syria, sự can thiệp của Nga đã làm vấn đề Syria diễn biến theo chiều hướng khác và đưa lại kết cục khác, có tác động mạnh mẽ tới cả khu vực. Cả ở Iran hay Venezuela, nước Nga của ông Putin đã trở thành tác nhân mà Mỹ và đồng minh nói riêng cũng như cả thế giới nói chung không thể bỏ qua, lại càng không thể bất chấp.

Bức tranh hiện tại thường hay được phác hoạ nhất về mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây là chiến tranh lạnh kiểu mới, là đối địch và nghi kỵ lẫn nhau, là đối đầu chứ không phải hợp tác. Đấy cũng chính là bằng chứng cho thấy Phương Tây không còn có thể nhìn Nga và đối xử Nga như trước đây và sự thay đổi này là thành công cầm quyền của ông Putin.

Dấu ấn Putin

Dấu ấn của ông Putin với 20 năm cầm quyền trực tiếp cũng như gián tiếp ở Nga sâu đậm ở chỗ ông Putin không những chỉ xác định được định hướng và chỉ ra được con đường có thể dẫn dắt nước Nga trở lại sức mạnh, vị thế và tầm vóc ảnh hưởng thế giới mà Liên Xô đã từng có mà còn đã đưa nước Nga đi được những bước đi rất đáng kể trên con đường ấy và theo định hướng ấy cũng như đã gặt hái được những kết quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hiện tại lẫn tương lai của nước Nga.

Hiện chưa ai ở trong cũng như bên ngoài nước Nga dám chắc ông Putin sẽ quyết định tương lai chính trị của mình như thế nào sau khi kết thúc nhiệm kỳ cầm quyền hiện tại vào năm 2024. Mọi kịch bản đều không thể bị loại trừ vì ông Putin có đủ thời gian để chuẩn bị tiền đề pháp lý cần thiết cho cả việc tiếp tục cầm quyền lẫn kết thúc thời kỳ cầm quyền.

Điều có thể chắc chắn được rằng người kế nhiệm sẽ không dễ dàng gì để gây dựng được dấu ấn cầm quyền như ông Putin đã gây dựng được và để kế thừa cũng như tiếp nối di sản cầm quyền của ông Putin.

Trên thế gian này xưa nay vẫn vậy, những nhân vật lịch sử sau khi rời hiện tại để trở thành quá khứ lịch sử thường vẫn phủ bóng rộng và đậm tới hiện tại và cả tương lai của quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới.

Theo Dantri

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top