Thế giới

Thế giới đạt thỏa thuận quan trọng về bảo tồn thiên nhiên

ClockThứ Bảy, 01/03/2025 06:00
TTH - Tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16), vừa được nối lại ở thủ đô Rome của Italy từ ngày 25 - 27/2 (giờ địa phương), các quốc gia đã hoan nghênh một thỏa thuận nhằm vạch ra nguồn tài trợ để bảo tồn thiên nhiên, phá vỡ thế bế tắc tại các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc.

Các quần thể động vật hoang dã giảm 73% kể từ năm 1970Sách đỏ IUCN: Hơn 1/3 các loài cây trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng

Các cuộc đàm phán COP16 đã được nối lại tại thủ đô Rome của Italy. Ảnh minh họa: WWF 

Các quyết định quan trọng đã được thông qua vào phút chót của ngày đàm phán cuối cùng tại trụ sở Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ở Rome. Các quốc gia giàu có và các quốc gia đang phát triển đã đạt được thỏa thuận về việc huy động và cung cấp hàng tỷ USD cần thiết, với mục tiêu cung cấp 200 tỷ USD mỗi năm nhằm bảo tồn đa dạng sinh học vào năm 2030.

Chủ tịch COP16 Susana Muhamad khẳng định: “Đây là điều rất tuyệt vời, vì chúng ta đã cùng nhau bảo vệ sự sống và không có điều gì cao cả hơn thế”.

Quyết định này được đưa ra hơn 2 năm sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm ngăn chặn tình trạng phá hủy thiên nhiên trong thập kỷ này, và bảo vệ các hệ sinh thái và động vật hoang dã.

Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo cần hành động cấp bách, trong bối cảnh một triệu loài động, thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong khi canh tác và tiêu dùng không bền vững đang phá hủy rừng, làm cạn kiệt đất đai và tình trạng ô nhiễm nhựa xảy ra cả những khu vực xa xôi nhất trên hành tinh.

Thỏa thuận vừa đạt được đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy thỏa thuận trước đó vào năm 2022, khi gần 200 quốc gia tham gia Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (CBD) đã nhất trí bảo vệ 30% diện tích đất liền và biển của thế giới vào năm 2030.

“Những nỗ lực này cho thấy chủ nghĩa đa phương có thể mang lại hy vọng trong thời điểm bất ổn địa chính trị. Đây là cách có thể cứu thế giới và chúng ta phải tiếp tục con đường này”, ông Steven Guilbeault, Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada cho hay.

Thỏa thuận nêu ra 2 hướng hành động chính trong những năm tới, bao gồm tìm kiếm thêm hàng tỷ USD để tài trợ cho đa dạng sinh học, và quyết định các tổ chức sẽ cung cấp tài trợ.

Bà Georgina Chandler, người đứng đầu về chính sách và chiến dịch tại Hiệp hội Động vật học London nhận định, lộ trình tài chính là một “cột mốc quan trọng”, đồng thời nhấn mạnh chỉ còn 5 năm nữa để ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học, việc đảm bảo các nguồn tài trợ cần thiết để hoàn thành sứ mệnh này là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Các quyết định khác nhằm tăng cường giám sát để đảm bảo các quốc gia chịu trách nhiệm về tiến độ đạt được các mục tiêu về đa dạng sinh học.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP, FAO & The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển

Phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn tài chính phải có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và phù hợp với kết quả phát triển. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới, hiện không có điều nào ở trên áp dụng được. Thay vào đó, một “thảm họa nợ” đang leo thang đang diễn ra trên khắp các quốc gia đang phát triển. Tình hình thậm chí ngày càng trầm trọng hơn do một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên tiếp.

Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển
Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại

Các nhà khoa học vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo về các chất như asen và chì làm ô nhiễm đất và xâm nhập vào các hệ thống thực phẩm, với ước tính khoảng 1/6 đất canh tác trên toàn cầu bị ô nhiễm kim loại nặng độc hại, và lên đến 1,4 tỷ người sống ở các khu vực có nguy cơ cao trên toàn thế giới.

Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại
Return to top