Thế giới

Các quần thể động vật hoang dã giảm 73% kể từ năm 1970

ClockThứ Sáu, 11/10/2024 09:47
TTH - Ấn bản mới nhất của một đánh giá mang tính bước ngoặt do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) công bố vào ngày 10/10 cho biết, quần thể hoang dã của các loài động vật được theo dõi đã giảm hơn 70% trong nửa thế kỷ qua.

Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếmTiếp nhận một cá thể tê tê ngay trong đêmTiếp nhận một cá thể rùa đất lớn có tên trong Sách đỏ Việt Nam

Các cá thể linh dương tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Kenya. Ảzh minh họa: AFP/TTXVN 

Với dữ liệu từ 35.000 quần thể của hơn 5.000 loài động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá, Chỉ số Hành tinh sống của WWF đã chỉ ra sự suy giảm đang tăng tốc trên toàn cầu.

Ở các khu vực giàu đa dạng sinh học như Mỹ Latinh và Caribe, tổn thất về quần thể động vật lên tới 95%. Được biết, báo cáo đã theo dõi xu hướng về số lượng lớn các loài, không phải số lượng động vật riêng lẻ.

Theo đó, các quần thể được theo dõi đã giảm 73% kể từ năm 1970, chủ yếu là do áp lực của con người. Chỉ số này đã trở thành tài liệu tham khảo quốc tế, và được ra mắt ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học, hội nghị sẽ nêu bật vấn đề này khi được tổ chức tại Colombia vào cuối tháng 10 này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Kirsten Schuijt, Tổng Giám đốc WWF quốc tế cho biết: “Bức tranh mà chúng ta đang vẽ ra là vô cùng đáng lo ngại”.

 Cùng chung quan điểm này, ông Daudi Sumba, Giám đốc phụ trách bảo tồn tại WWF quốc tế nói thêm: “Đây không chỉ là về động vật hoang dã; mà còn là về các hệ sinh thái thiết yếu duy trì sự sống của con người”.

Ngoài ra, báo cáo của WWF cũng nhấn mạnh các cuộc khủng hoảng “có liên quan với nhau”, là biến đổi khí hậu và sự phá hủy thiên nhiên; đồng thời lên tiếng cảnh báo về những “điểm tới hạn” đang tiếp cận một số hệ sinh thái nhất định.

“Những thay đổi này có khả năng sẽ không thể đảo ngược, gây ra hậu quả tàn khốc cho nhân loại”, ông Daudi Sumba cho biết, với ví dụ về nạn phá rừng ở Amazon, có thể “biến hệ sinh thái quan trọng này từ một bể chứa carbon thành một nguồn carbon”.

“Sự suy thoái và tổn thất môi trường sống, chủ yếu do hệ thống thực phẩm của chúng ta gây ra, là mối đe dọa được báo cáo nhiều nhất ở mỗi khu vực, tiếp theo là tình trạng khai thác quá mức, các loài xâm lấn và bệnh tật”, báo cáo nói trên cho hay. Các mối đe dọa khác bao gồm biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở Mỹ Latinh và Caribe; và ô nhiễm, đáng chú ý ở Bắc Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương.

Sự suy giảm lớn nhất được tìm thấy ở quần thể các loài nước ngọt, tiếp theo là động vật có xương sống trên cạn và dưới biển.

Theo từng châu lục, mức suy giảm trung bình là 95% ở Mỹ Latinh và Caribe, tiếp theo là châu Phi (giảm 76%), châu Á và Thái Bình Dương (giảm 60%). Sự suy giảm “ít đáng kể hơn” ở châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ.

Trong khi mô tả bức tranh toàn cảnh là “vô cùng đáng lo ngại”, bà Kirsten Schuijt cũng lưu ý, tin tốt là “chúng ta vẫn chưa vượt qua điểm không thể quay lại”. Qua đó, Tổng Giám đốc WWF quốc tế chỉ ra những nỗ lực toàn cầu bao gồm một hiệp ước mang tính đột phá đã đạt được tại hội nghị gần đây nhất của LHQ về đa dạng sinh học vào năm 2022, nhằm bảo vệ 30% hành tinh vào năm 2030 khỏi ô nhiễm, suy thoái và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo bà Kirsten Schuijt, tất cả các thỏa thuận này đều có cột mốc vào năm 2030, và “có nguy cơ bị bỏ lỡ”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 6/11, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang tiếp nhận một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung, từ ông Phạm Văn Huy ở xã Phú Mỹ (Phú Vang) tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm
Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 25/9, các đơn vị kiểm lâm đã tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm
Khai thác khoáng sản cho năng lượng sạch đe dọa hàng nghìn loài động vật hoang dã

Hầu hết chúng ta đều thấy rõ rằng, vì lợi ích của hành tinh, chúng ta phải chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn. Trong những năm gần đây, chính phủ nhiều nơi trên thế giới đã có động thái chung tay chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn. Xe điện hiện được xem như một giải pháp cho vấn đề rất nghiêm trọng về khí thải của xe cộ, trong khi năng lượng mặt trời và năng lượng gió là hy vọng lớn cho việc sản xuất điện sạch hơn.

Khai thác khoáng sản cho năng lượng sạch đe dọa hàng nghìn loài động vật hoang dã
Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Ngày 19/7, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, tổ chức truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cho các cơ sở gây nuôi ĐVHD.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Return to top